Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hiểu đúng về bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ

Kinhtedothi - Trưởng phòng Điều trị tâm thần nhi, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai Lê Công Thiện cho biết, rối loạn tăng động giảm chú ý là một trong những rối loạn tâm thần hay gặp nhất ở trẻ em và thanh thiếu thiếu niên. Trong số 1.320 trẻ ở Việt Nam được nghiên cứu, có khoảng 4% trẻ có vấn đề về chú ý.

Theo bác sĩ Thiện, chứng rối loạn tăng động giảm chú ý thường khởi phát bệnh sớm từ trước khi trẻ lên 7 tuổi. Tỷ lệ trẻ trai mắc bệnh nhiều hơn trẻ gái. Một số biểu hiện của bệnh tặng động giảm chú ý như: Thiếu kiên trì trong các hoạt động đòi hỏi sự tham gia của nhận thức, dễ xúc động; vận động nhiều, luôn nhấp nhỏm, chạy nhảy, leo trèo, khó khăn trong việc tổ chức sắp xếp công việc; thường xuyên đánh mất các vật dụng cần thiết cho công việc, học tập, thường xuyên quên hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Khó khăn trong việc tuân thủ yêu cầu người khác… Điều đáng nói, hơn 50% số bệnh nhi được chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý sẽ tiếp tục có những biểu hiện triệu chứng trong suốt thời kỳ thanh thiếu niên và hơn một nửa có những suy giảm chức năng xã hội ở tuổi trưởng thành.

Trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý sẽ đối diện với nhiều vấn đề trong quá trình phát triển tâm sinh lý, học tập, giao tiếp, phát triển cảm xúc cũng như các kỹ năng xã hội của trẻ. Đặc biệt, trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý có nguy cơ cao hơn mắc kết hợp các rối loạn tâm thần khác, tăng nguy cơ sử dụng chất gây nghiện, hành vi phạm tội cũng như tai nạn so với trẻ bình thường. Có nhiều nguyên nhân và cơ chế gây nên rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ như di truyền, biến đổi chất dẫn truyền thần kinh, yếu tố tổn thương não, thai sản, vai trò của môi trường sống. Vì thế việc phát hiện sớm, điều trị sớm, can thiệp đúng cách có vai trò quan trọng trong cải thiện hồi phục chức năng cho trẻ mắc bệnh.

Bác sĩ Thiện khuyến cáo, bố mẹ khi thấy con có các biểu hiện bệnh trên cần đưa trẻ đi khám tại các chuyên khoa tâm thần. Đồng thời, người nhà bệnh nhân cần phải lưu ý, bệnh tăng động giảm chú ý là một loại bệnh mãn tính vì vậy cần điều trị lâu dài, tuân thủ phác đồ điều trị và đưa bệnh nhân tái khám định kỳ. Tuyệt đối không tự ý dừng điều trị khi thấy tình trạng bệnh của trẻ thuyên giảm nhưng chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Mặt khác, điều trị căn bệnh này cần kết hợp các liệu pháp tâm lý theo sự hướng dẫn của các chuyên gia.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tỉnh Phú Thọ: khẩn trương phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Tỉnh Phú Thọ: khẩn trương phòng chống dịch tả lợn châu Phi

17 Jul, 12:50 PM

Kinhtedothi - Trước diễn biến phức tạp của bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) trên địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Trần Duy Đông vừa ký ban hành Văn bản số 437/UBND-NNMT, yêu cầu các sở, ngành, địa phương triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát, phòng, chống dịch.

TP Hồ Chí Minh sẽ phát triển y tế chuyên khoa tại đặc khu Côn Đảo

TP Hồ Chí Minh sẽ phát triển y tế chuyên khoa tại đặc khu Côn Đảo

16 Jul, 09:29 PM

Kinhtedothi – Chiều 16/7, Phó Bí thư Thành ủy - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh Nguyễn Phước Lộc dẫn đầu đoàn công tác gồm Giám đốc Sở Y tế Tăng Chí Thượng và các chuyên gia đầu ngành về y tế của TP đã có buổi làm việc với đặc khu Côn Đảo nhằm tìm giải pháp phát triển y tế chuyên khoa tại địa bàn này.

Hành trình 33 năm xây dựng niềm tin và chăm sóc thị lực cộng đồng

Hành trình 33 năm xây dựng niềm tin và chăm sóc thị lực cộng đồng

16 Jul, 04:56 PM

Kinhtedothi - Với hơn 33 năm hình thành và phát triển, Hệ Thống Mắt Kính Sài Gòn Hà Nội đã khẳng định được uy tín và vị thế vững chắc trên thị trường mắt kính Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở việc đầu tư hệ thống cửa hàng hiện đại, sang trọng, thương hiệu còn chú trọng đến chất lượng sản phẩm, chuyên môn đội ngũ nhân viên và đặc biệt là chăm sóc sức khỏe thị lực cho cộng đồng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ