Hiệu quả ngược

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sau 3 lần Mỹ và các đồng minh phương Tây áp dụng các biện pháp trừng phạt, Tổng thống Nga Vladmir Putin hôm 6/8 đã ký sắc lệnh mở đường cho Chính phủ triển khai các biện pháp trả đũa, cụ thể là ngừng nhập khẩu các mặt hàng nông sản thực phẩm từ Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Canada, Australia và Na Uy với thời hạn một năm.

Đòn đáp trả quyết liệt này của Nga ngay lập tức đã khiến các nước phương Tây phải gánh chịu hậu quả từ chính những biện pháp mà mình đưa ra.Chưa đầy một tuần sau khi Nga áp dụng các biện pháp đáp trả, Bộ trưởng Nông nghiệp Ba Lan Dacian Ciolos hôm 12/8 đã yêu cầu Liên minh châu Âu (EU) hỗ trợ bồi thường do những thiệt hại đối với ngành nông nghiệp của nước này. Theo sắc lệnh mới nhất của Nga, Ba Lan không được phép nhập trái cây và rau củ quả vào Nga.

 
Châu Âu sẽ thiệt hại nặng do lệnh cấm nhập khẩu nông sản của Nga. 	 Ảnh:  AFP
Châu Âu sẽ thiệt hại nặng do lệnh cấm nhập khẩu nông sản của Nga. Ảnh: AFP
Trước đó, Nga đã cấm nhập khẩu thịt heo từ Ba Lan với lý do phát hiện những trường hợp cúm heo ở Ba Lan và Lithuania. Chính những lệnh cấm xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ chốt từ phía Nga đã khiến nền kinh tế Ba Lan đứng trước nguy cơ rơi vào tình trạng khủng hoảng. Trong khi đó, Thủ tướng Ukraine Yasheniuk cho biết, với lệnh cấm các mặt hàng sữa, hoa quả, rau xanh và đồ hộp của Nga, nền kinh tế nước này sẽ bị thiệt hại lên tới 7 tỷ USD. Ngoài ra, chưa tính đến các thiệt hại do việc các khách hàng Nga từ chối không mua các sản phẩm của Ukraine như thép, các sản phẩm hóa chất như phân bón... cũng như thiệt hại của các tổ hợp quân sự của Ukraine do lệnh cấm của chính phủ đối với việc hợp tác và cung cấp cho Nga những thiết bị, phụ tùng quân sự.

Mặc dù Cao ủy EU về nông nghiệp đã cam kết sẽ áp dụng các biện pháp khẩn cấp nhằm hỗ trợ nông dân như huy động từ Quỹ hỗ trợ trị giá 400 triệu Euro được thành lập từ năm ngoái cho những hộ trồng đào và lê - những mặt hàng đang vào vụ và vấp phải lệnh cấm từ Nga. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là lệnh cấm nhập khẩu từ Nga có thể khiến ngành nông nghiệp của các nước EU thiệt hại khoảng 17 tỷ USD. Trong đó, Ba Lan, Pháp, Hà Lan, Đức bị thiệt hại nhiều nhất vì lượng nông sản xuất sang Nga của các nước này đều ở khoảng 1,6 - 2 tỷ USD/năm.Theo các chuyên gia, nếu tiếp tục "đối đầu" với phương Tây, Nga sẽ cạn tiền vào năm 2018, còn nền kinh tế vừa phục hồi yếu ớt sau khủng hoảng nợ công của các nước thành viên EU cũng sẽ phải hứng chịu những cú sốc mới. Rõ ràng, mâu thuẫn giữa Nga và phương Tây xuất phát từ bất ổn tại Ukraine đang ngày càng gay gắt và cả đôi bên đều đang phải chịu tổn thất đáng kể cho nền kinh tế và tác động tiêu cực đến thị trường toàn cầu.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần