Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hộ cá thể và kinh doanh thương mại điện tử: Lách luật, trốn thuế tràn lan

Nha Trang
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; trong đó, quy định cả hóa đơn điện tử đối với hộ, cá nhân kinh doanh. Đây là một thay đổi lớn về hình thức quản lý với đối tượng mà lâu nay ngành tài chính cho rằng “tốn nhiều nhân lực nhưng thu được thuế ít nhất”. Đó là đối tượng thuế khoán, chỉ đóng góp 2% trong tổng số thu.

 
Báo Kinh tế & Đô thị đã trao đổi với Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế Thu nhập cá nhân - Tổng cục Thuế Tạ Thị Phương Lan về vấn đề này.
Việt Nam có gần 2 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động, trong đó, nhiều hộ doanh thu khủng nhưng vẫn “núp bóng” hộ kinh doanh; lợi dụng hóa đơn của hộ kinh doanh để hợp thức hóa đầu vào cho DN. Vậy, cơ quan thuế đã có giải pháp gì để hạn chế tình trạng thất thu này?

- Nghị định 119 nhắm vào những hộ kinh doanh lớn với quy định bắt buộc phải dùng hóa đơn điện tử, bắt buộc phải thực hiện sổ sách kế toán và nộp thuế theo kê khai và không áp dụng khoán. Với những quy định như vậy, những hộ này đã được "đối xử" như một DN.

Ngoài ra, để đồng bộ với việc này Bộ Tài chính cũng đang có kế hoạch xây dựng chế độ kế toán đối với hộ kinh doanh và có sửa đổi chế độ kế toán đối với DN nhỏ và siêu nhỏ để cho hai chế độ kế toán đó phải tương đồng với nhau. Qua đó, thúc đẩy các hộ lớn lên DN chứ không núp bóng hộ kinh doanh để lợi dụng trốn thuế. Việc này không phải là chống thất thu thuế hộ kinh doanh mà chính là đang chống thất thu thuế đối với thuế thu nhập DN thông qua việc họ núp bóng hộ kinh doanh, lợi dụng hóa đơn của hộ kinh doanh để hợp thức hóa đầu vào cho DN.

Trong hộ kinh doanh cá thể có những hộ quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Liệu quy định sử dụng hóa đơn điện tử có làm khó những đối tượng này không, thưa bà?

- Bài toán lớn của Nghị định 119 là không chỉ nhằm vào hộ kinh doanh mà nhằm vào cả nhóm DN nhỏ và vừa, DN nhỏ và siêu nhỏ đang bị lẫn lộn với các hộ kinh doanh. Đối với những nhóm hộ kinh doanh nhỏ như 1 hộ bán rau hay bán đồ ăn sáng, bà con không nên quá lo lắng bởi ngành thuế không nhắm vào những hộ đó để thực hiện hóa đơn điện tử. Tại Nghị định 119 vẫn quy định một nhóm hộ nhỏ không thực hiện sổ sách kế toán và không có nhu cầu sử dụng hóa đơn thì vẫn nộp thuế khoán như bình thường. Nghị định này sẽ không gây xáo trộn quá nhiều tới gần 2 triệu hộ kinh doanh.
 Doanh nghiệp làm thủ tục tại Cục Thuế Hà Nội. Ảnh: Công Hùng
“Trốn” xuất hóa đơn, lập lờ doanh thu là thực tế đang diễn ra hiện nay. Ngành thuế có giải pháp gì trước thực trạng này?

- Với những hộ kinh doanh có xuất hóa đơn thì ngành thuế đã đáp ứng nhu cầu hóa đơn cho họ rồi. Còn với những hộ không xuất hóa đơn, câu chuyện quản lý không chỉ nằm trong Nghị định 119 mà ngành Thuế cũng đang sửa Luật Quản lý thuế bởi các nguyên tắc về quản lý thuế đều phải nằm ở Luật Quản lý thuế và các văn bản quản lý thuế.

Lâu nay, việc thất thu thuế ở khu vực hộ thuế khoán còn do cán bộ thuế và hộ kinh doanh bắt tay nhau khoán doanh số giảm xuống để nộp thuế ít và chia chác trục lợi. Đó là lý do tiểu thương ở các chợ đầu mối, trung tâm thương mại có doanh số bán hàng mỗi ngày hàng trăm triệu đồng nhưng “được” khoán ở mức rất thấp. Thưa bà, Nghị định 119 có quy định nào để “siết” tình trạng này không?

- Lần này, Nghị định có quy định rõ đối với những ngành có nguy cơ thất thu thuế cao như nhà hàng, khách sạn, bán lẻ tân dược, bán lẻ hàng tiêu dùng, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng… Nếu có điều kiện thuận lợi thì triển khai thí điểm hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế từ năm 2018. Trên cơ sở kết quả triển khai thí điểm sẽ triển khai trên toàn quốc.