Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn sẽ được hỗ trợ nhà ở

Kinhtedothi – Ngân sách Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng 1 căn nhà, theo phong tục tập quán của địa phương, đối với hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số và người Kinh sống ở thôn, xã đặc biệt khó khăn chưa có nhà ở, hoặc nhà ở bị dột nát, hư hỏng.

Ủy ban Dân tộc vừa ban hành Thông tư 02/2022/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025.

Theo đó, hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số - miền núi, hộ nghèo là dân tộc Kinh sinh sống ở thôn, xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số - miền núi chưa có nhà ở hoặc nhà ở bị dột nát, hư hỏng.

Hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn sẽ được Nhà nước hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà ở. (Ảnh minh họa).

Ngân sách Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng 1 căn nhà theo phong tục tập quán của địa phương. Nội dung hỗ trợ áp dụng theo quy định tại điểm c khoản 5 Mục III Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 90/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Tùy theo tình hình thực tế của từng địa phương, căn cứ nguyện vọng của đối tượng thụ hưởng, UBND cấp xã vận động các hộ gia đình tự tổ chức xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở đảm bảo yêu cầu về diện tích, chất lượng theo quy định. Trường hợp người dân không thể tự xây dựng nhà ở, UBND cấp xã tổ chức xây dựng đảm bảo yêu cầu về diện tích, chất lượng theo đúng quy định.

Bên cạnh đó, Thông tư 02/2022/TT-UBDT cũng quy định về việc hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề cho những đối tượng này. Cụ thể, nếu các hộ gia đình sống bằng nghề nông, lâm nghiệp chưa có đất sản xuất, có nhu cầu hỗ trợ đất sản xuất, thì được chính quyền địa phương xem xét hỗ trợ trực tiếp bằng đất sản xuất hoặc thiếu trên 50% đất sản xuất theo định mức quy định của từng địa phương, có nhu cầu chuyển đổi nghề, hỗ trợ đất sản xuất, nhưng không bố trí được đất sản xuất, thì được xem xét, hỗ trợ chuyển đổi nghề.

Trường hợp địa phương còn quỹ đất để sản xuất được, mà không cần phải thực hiện cải tạo đất, thì UBND cấp huyện căn cứ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, thực hiện giao đất hỗ trợ cho các hộ thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách chưa có đất sản xuất theo quy định của pháp luật về đất đai. Nhưng Nhà nước sẽ không hỗ trợ kinh phí từ ngân sách và vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để tạo quỹ đất sản xuất. Đồng thời, được xem xét, hỗ trợ mua sắm máy móc, nông cụ, làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp, học nghề, chuyển đổi sang làm ngành nghề trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh khác.

UBND cấp xã tổng hợp nhu cầu, phân loại theo từng phương thức thực hiện (mua sắm máy móc, nông cụ, làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp, học nghề, chuyển đổi sang làm ngành nghề trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh khác) căn cứ vào danh sách hộ dân được cấp có thẩm quyền phê duyệt, gửi phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện, cơ quan công tác dân tộc cấp huyện kiểm tra, báo cáo UBND cấp huyện quyết định mức hỗ trợ cho từng hộ dân và thực hiện thanh quyết toán theo quy định hiện hành.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2022.

3 huyện của Hà Nội không còn hộ nghèo theo chuẩn mới

3 huyện của Hà Nội không còn hộ nghèo theo chuẩn mới

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chặn “sóng” đầu cơ bất động sản khi sáp nhập tỉnh

Chặn “sóng” đầu cơ bất động sản khi sáp nhập tỉnh

05 Apr, 06:59 AM

Kinhtedothi - Chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh với mục đích mở rộng không gian để phát triển kinh tế - xã hội, cho các đơn vị mới. Đồng thời cũng để tạo ra hành lang và động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế, được kỳ vọng sẽ mang lại những hiệu ứng tích cực cho tất cả các ngành nghề, trong đó bất động sản (BĐS) được đánh giá sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ việc sắp xếp quy hoạch lần này.

Quảng Nam ngăn chặn tình trạng "thổi giá" đất

Quảng Nam ngăn chặn tình trạng "thổi giá" đất

02 Apr, 08:42 AM

Kinhtedothi - UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu Công an tỉnh chủ động kiểm tra, nắm bắt thông tin để xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu lừa đảo, lũng đoạn, xúi giục, kích động, gây bất ổn thị trường bất động sản (BĐS).

Shop TMDV The Senique Hanoi – Tâm điểm giao thương sầm uất phía Đông Hà Nội

Shop TMDV The Senique Hanoi – Tâm điểm giao thương sầm uất phía Đông Hà Nội

31 Mar, 06:17 PM

Hạ tầng đồng bộ và tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ đang giúp Đông Hà Nội vươn mình thành trung tâm thương mại sầm uất. Giữa bức tranh thị trường giao thương sôi động ấy, Shop TMDV The Senique Hanoi mở ra cơ hội kinh doanh tiềm năng nhờ vị trí chiến lược, tệp khách hàng sẵn có và chính sách đầu tư hấp dẫn.

Cảnh giác trước cơn “sốt đất ảo” khi có thông tin sáp nhập tỉnh

Cảnh giác trước cơn “sốt đất ảo” khi có thông tin sáp nhập tỉnh

31 Mar, 04:33 PM

Kinhtedothi - Gần đây, khi xuất hiện thông tin về việc sáp nhập một số tỉnh thành nhằm tinh gọn bộ máy hành chính và thúc đẩy phát triển kinh tế, thị trường bất động sản (BĐS) tại những khu vực liên quan đã có dấu hiệu biến động mạnh. Giá đất nhiều nơi bị đẩy lên cao bất thường, tạo ra những cơn sốt đất ảo, nhà đầu tư và người dân cần tỉnh táo trước những chiêu trò thổi giá nhằm trục lợi. 

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ