Kinhtedothi - Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về ATTP, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Hà Nội tiếp nhận đăng ký và sẽ triển khai hỗ trợ nhiều nội dung dành cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh.
Thông tin từ Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Hà Nội cho biết, đơn vị vừa phát đi thông báo rộng rãi và đang tiếp nhận hồ sơ của các chủ thể sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm trên địa bàn TP. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch để tổ chức các chương trình hỗ trợ phù hợp.
Người tiêu dùng chọn mua cá tại một siêu thị trên địa bàn Hà Nội. Ảnh: Công Hùng
Các nội dung hỗ trợ của Chi cục trong dịp này bao gồm: Đào tạo, tập huấn về các quy định pháp luật trong lĩnh vực ATTP, áp dụng các chương trình quản lý tiên tiến (GMP, HACCP, ISO…), marketing, thị trường, xây dựng và phát triển nhãn hiệu, kiến thức về các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới…
Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản Hà Nội cũng sẽ tiến hành các hoạt động tư vấn, thiết kế logo nhãn hiệu sản phẩm; xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn đối với nông sản, thực phẩm. Đồng thời, hỗ trợ cơ sở tham gia hệ thống truy xuất nguồn gốc (check.hanoi.gov.vn).
Việc hỗ trợ sẽ được áp dụng dành cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh nông lâm sản và thuỷ sản trên địa bàn TP, có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Sở KH&ĐT Hà Nội, hoặc UBND cấp quận, huyện, thị xã. Ngoài ra, các đơn vị cũng phải chấp hành nghiêm túc các quy định về ATTP trong thời gian qua.
Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản Hà Nội Nguyễn Thị Thu Hằng cho biết, các hoạt động hỗ trợ hướng đến nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo chất lượng, ATTP; xây dựng và quảng bá thương hiệu, thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp an toàn. Hướng đến mục tiêu xa hơn là mở rộng thị trường trong nước và thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Thủ đô.
Kinhtedothi - Thời gian qua, nhờ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp đã giúp công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn Hà Nội có nhiều chuyển biến tích cực.
Kinhtedothi - Việc phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với rau an toàn (RAT) trên địa bàn Hà Nội vẫn còn nhiều khó khăn, đòi hỏi nỗ lực của các DN, hợp tác xã cũng như sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn từ các sở, ngành, địa phương của TP.
Kinhtedothi - Mùa Hè là mùa của mít, xoài, ổi, dưa hấu… nhưng vì lợi nhuận một số thương lái đã tẩm hóa chất độc hại khiến cho người tiêu dùng mất cảnh giác. Dưới đây là top trái cây dễ bị ngâm hóa chất nhất, ai cũng nên biết.
Kinhtedothi - Triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2025 với chủ đề “Bảo đảm ATTP, trong đó chú trọng ATTP bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố”, các đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP của Hà Nội đã kịp thời phát hiện, xử lý nhiều vi phạm nhờ phương thức kiểm tra đột xuất.
Kinhtedothi - Ngày 25/4, Phòng Y tế TP Đà Lạt (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) tổ chức lớp tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho hơn 800 người trực tiếp sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể trên địa bàn TP Đà Lạt năm 2025.
Nếu trong con cá có chứa chất độc hại, cá sống trong môi trường ô nhiễm, cá bị ươn, hỏng sẽ là những yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi chẳng may ăn phải.
Nấm kim châm là món ăn ngon, có giá thành rẻ và cũng rất dễ bị tẩm hóa chất. Để lựa chọn thực phẩm an toàn, bạn cần hết sức lưu ý đến màu sắc cũng như mùi vị.