Hội nghị thu hút 1.500 doanh nghiệp tại 62 tỉnh thành, tham gia trao đổi thông tin, thông tin chuyên sâu về tiếp cận thị trường và đánh giá các tác động đối với SMEs Việt Nam khi thực thi Hiệp định, đồng thời đưa ra định hướng về các ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu sang thị trường EVFTA.
Bên cạnh đó là thông tin về nhu cầu nhập khẩu các nước thuộc EVFTA; định hướng hoạt động xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ SMEs khai thác hiệu quả cơ hội mà Hiệp định EVFTA đem lại...
Qua đó, tạo được nhận thức đầy đủ cho cộng đồng SMEs về những cơ hội, thách thức, những yêu cầu đòi hỏi đối với doanh nghiệp trong nước phải tự đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh thì mới có thể tận dụng được lợi ích mà Hiệp định mang lại.
Thông qua Hội nghị này giúp xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan trung ương, các cấp chính quyền địa phương trong việc quán triệt và hướng dẫn doanh nghiệp tham gia hiệu quả việc thực thi Hiệp định, đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tận dụng được tối đa những cơ hội cũng như giảm thiểu những thách thức gặp phải trong quá trình thực thi Hiệp định.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đang chủ động và tích cực triển khai việc phối hợp với các Bộ, ngành đẩy nhanh việc xây dựng các văn bản pháp luật nhằm bảo đảm có cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc thực thi Hiệp định EVFTA khi có hiệu lực.
Nghiên cứu, đánh giá cụ thể về cơ hội tiếp cận thị trường EU nói chung và thị trường từng nước thành viên nói riêng đối với những ngành hàng/mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế hoặc tiềm năng và từ đó đề ra những chiến lược, giải pháp cụ thể, thiết thực và hiệu quả với mục tiêu giúp doanh nghiệp, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa và tham gia sâu hơn vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.