Hỗ trợ lao động thất nghiệp tìm việc: Lập sàn, tăng phiên giao dịch

Thủy Trúc thực hiện
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Làm thế nào giúp người thất nghiệp sớm quay trở lại thị trường lao động.rn

 
Trả lời phỏng vấn về việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội Nguyễn Toàn Phong cho biết có nhiều nội dung, nhưng quan trọng nhất là làm thế nào giúp người thất nghiệp sớm quay trở lại thị trường lao động.
Cung cấp thông tin, dạy nghề miễn phí
Thưa ông, 9 tháng của năm 2016, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã thực hiện chính sách hỗ trợ BHTN cho bao nhiêu người lao động (NLĐ)?
- Trong 9 tháng của năm nay, Trung tâm tiếp nhận 29.800 hồ sơ của NLĐ xin hưởng chính sách BHTN, tăng 26,32% so với cùng kỳ năm ngoái. Tôi thấy không có đột biến, bởi hàng năm, thị trường lao động có một lượng DN mới thành lập, nhưng cũng nhiều đơn vị ngừng hoạt động do gặp khó khăn theo quy luật của kinh tế thị trường. Trong khi đó, những người đến tuổi lao động tiếp tục tăng. Trung bình mỗi tháng chúng tôi tiếp nhận trên dưới 4.000 hồ sơ xin hưởng chính sách BHTN, trong đó có tới hơn một nửa NLĐ chủ động chấm dứt hợp đồng lao động. Có nhiều nguyên nhân được đưa ra, như NLĐ muốn chuyển đổi nơi làm việc để có thu nhập cao hơn.
 Người lao động tham gia Chương trình phiên giao dịch việc làm cho lao động từ Hàn Quốc trở về tại Trung tâm Dịch vụ việc làm số 2, ngày 22/10/2016.        Ảnh: Trần Oanh
Những người thất nghiệp được hưởng chính sách BHTN gồm những nội dung gì, thưa ông?
- Thực hiện chính sách BHTN, NLĐ được hưởng 3 nội dung lớn, bao gồm trợ cấp kinh phí mất việc làm. Mức hỗ trợ được tính theo bình quân của 6 tháng liền kề với 60% tiền lương. Số tháng được hưởng tùy theo năm và mức đóng, ví dụ khi NLĐ tham gia đủ 12 đến dưới 24 tháng được hưởng 3 tháng trợ cấp. Cùng với đó, họ được quyền hỗ trợ tìm việc thông qua các trung tâm dịch vụ việc làm – nơi tiếp nhận hồ sơ hưởng chế độ BHTN. Các trung
Năm 2010 có 33 người đăng ký học nghề, năm 2011 tăng lên 1.318 người, năm 2012 là 1.040 người, năm 2013 là 1.035 người, năm 2014 có 415 người (chính sách học nghề của Nhà nước có thay đổi nên cơ sở dạy nghề tạm dừng để chờ quy định mới), năm 2015 là 1.975 người và 9 tháng của năm 2016 có 1.679 người đăng ký học nghề.
 
Với tần suất 3 phiên giao dịch việc làm định kỳ hàng tuần (thứ Ba, Năm, Bảy), chưa kể lưu động, toàn TP sẽ có khoảng 170 phiên. So với năm 2016 số lượng phiên vẫn như vậy, nhưng tăng các phiên giao dịch việc làm chuyên đề cũng như có nhiều phiên tại điểm và sàn giao dịch việc làm vệ tinh.
tâm sẽ cung cấp cho NLĐ thông tin về cung – cầu của thị trường lao động, đặc biệt giới thiệu những chỗ làm trống để sớm quay trở lại làm việc. Có những NLĐ khi đến với Trung tâm, sau khi được tư vấn, họ không nộp hồ sơ hưởng kinh phí BHTN  nữa mà xin việc làm ngay. Như thế, thời gian đóng BHTN của NLĐ được bảo lưu cho những lần sau. NLĐ còn được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp bằng việc học nghề thời gian không quá 6 tháng, với mức phí tối đa 1 triệu đồng/tháng.
Có bao nhiêu phần trăm người hưởng chính sách BHTN đi học nghề và tỷ lệ chuyển đổi công việc thế nào?
- Hiện nay các trung tâm ở Hà Nội đang tập trung đào tạo một số nghề cơ bản như: lái xe, sửa chữa ôtô, sửa chữa xe máy, kỹ thuật chế biến món ăn, pha chế đồ uống, tin học văn phòng, may thời trang, kế toán, trang điểm. Số người học nghề tăng dần theo từng năm, bởi hiểu rõ hơn về chính sách BHTN. Nhưng ta so sánh với số người hưởng trợ cấp thất nghiệp chưa nhiều bởi liên quan đến công việc sau này. Đa phần nghề đang được Trung tâm dạy là ngắn hạn chỉ có thể đáp ứng ở một thời điểm và công việc nhất định. Vì thế phần lớn người đi học nghề có mức thu nhập trung bình, một số ít NLĐ có trình độ. Hiện nay chúng tôi chưa thống kê được số lượng người học nghề chuyển đổi công việc mới. Tuy nhiên, tại buổi bế giảng các khóa học nghề, bên cạnh việc trao chứng chỉ cho học viên, Trung tâm đã mời các DN đến tuyển dụng. Hiện có nhiều nghề rất dễ xin việc, đặc biệt là lái xe, pha chế đồ uống, sửa chữa xe máy, may thời trang và kỹ thuật chế biến món ăn, NLĐ sau khi tốt nghiệp có việc làm mới. Không những thế, họ còn tạo thêm công việc cho mọi người trong gia đình và xã hội.
Thêm điểm giao dịch việc làm vệ tinh
Cùng với hai sàn giao dịch việc làm chính ở 2 Trung tâm (Dịch vụ việc làm Hà Nội, Dịch vụ việc làm số 2 Hà Nội), trong năm nay TP mở thêm các điểm giao dịch việc làm vệ tinh tại địa phương, thưa ông?
- Trên cơ sở chỉ đạo của Cục Việc làm – Bộ LĐTB&XH, UBND TP Hà Nội, Sở LĐTB&XH Hà Nội, chúng tôi đang tập trung mở thêm những điểm giao dịch việc làm vệ tinh để giúp NLĐ chưa có việc làm hoặc bị thất nghiệp sớm quay trở lại thị trường lao động. Bởi đây là lực lượng lao động có kinh nghiệm, bản lĩnh và kỷ luật. Với nhiệm vụ được giao tổ chức quản lý sàn giao dịch việc làm từ năm 2007 đến nay, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã đưa ra rất nhiều hoạt động. Số phiên giao dịch việc làm tăng dần từ 1 quý 1 phiên năm 2007 lên 2 phiên/tuần từ đầu năm 2015 đến nay. Chúng tôi tạo điểm nhấn bằng việc tổ chức phiên giao dịch chuyên đề để DN và NLĐ có nhiều cơ hội tuyển dụng và lựa chọn công việc phù hợp. Chẳng hạn, phiên dành cho người khuyết tật, bộ đội xuất ngũ và lao động theo chương trình EPS trở về từ Hàn Quốc... Hoạt động này nhằm nâng cao chất lượng của sàn giao dịch việc làm thông qua đề án Phát triển thị trường lao động của TP.
Trung tâm cũng thành lập bộ phận tư vấn chuyên sâu tại các cabin. Khi NLĐ có nhu cầu tìm việc, sẽ được các nhân viên tư vấn và giới thiệu những vị trí việc làm để lựa chọn. Đồng thời, tiến hành các hoạt động kết nối, theo dõi NLĐ trong quá trình hưởng trợ cấp thất nghiệp. Mỗi tháng, NLĐ phải đến Trung tâm một lần để thông báo tình hình tìm việc, nếu vẫn thất nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ kết nối với các DN. Đặc biệt hơn, năm nay chúng tôi tổ chức 5 phiên giao dịch việc làm dành cho đối tượng BHTN ở những nơi xa sàn chính (Long Biên, Sóc Sơn, Đông Anh), được DN, NLĐ và xã hội đánh giá cao. NLĐ tìm việc tại địa phương và DN đóng trên địa bàn có nhu cầu tuyển dụng, chỉ cần đến điểm vệ tinh để kết nối trực tuyến tìm việc làm ở sàn giao dịch chính tại Trung tâm.
Như vậy, trong năm 2016 có bao nhiêu sàn giao dịch việc làm vệ tinh?
- Theo đề án Phát triển thị trường lao động của TP, năm nay Hà Nội thiết lập 8 điểm giao dịch việc làm vệ tinh (Nam Từ Liêm, Long Biên, Mê Linh, Sóc Sơn, Gia Lâm, Hoài Đức, Ứng Hòa, Ba Vì) và năm 2017 sẽ có thêm 2 sàn giao dịch việc làm vệ tinh. Việc triển khai các điểm giao dịch và sàn giao dịch vệ tinh sẽ hỗ trợ cho thị trường lao động cả cung lẫn cầu. Năm 2017 theo quyết định của UBND TP Hà Nội, khi Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội và Trung tâm Dịch vụ việc làm số 2 Hà Nội hợp nhất làm một, sẽ là điểm đến cho NLĐ và các DN trên địa bàn TP.
Ông có lời khuyên gì đối với những người đến Trung tâm làm thủ tục hưởng hỗ trợ thất nghiệp?
- Chúng tôi đề nghị NLĐ hiểu rõ về chính sách BHTN cũng như trách nhiệm và quyền lợi của mình; cần tuân thủ việc cung cấp đầy đủ thông tin trong hồ sơ, khai báo trung thực tình trạng việc làm… Những người bị mất việc được Trung tâm cung cấp nhiều thông tin thị trường lao động để lựa chọn. Tất nhiên, đối với họ, chuyển sang làm công việc mới, môi trường khác bao giờ cũng gặp khó khăn vì phải khẳng định trình độ, bản lĩnh tay nghề. Tôi mong, thông qua những hoạt động tư vấn của các chuyên gia tại Trung tâm, NLĐ có lựa chọn quyết đoán, quyết định phù hợp để sớm đi làm trở lại. Khi đi làm, họ luôn nỗ lực phấn đấu để DN ghi nhận, đánh giá, nâng lương để có công việc ổn định và bền vững.
Xin cảm ơn ông!