Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hỗ trợ ngân sách địa phương thực hiện các chính sách an sinh xã hội

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 127/QĐ-TTg ngày 24/1/2022 về nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành giai đoạn 2022 - 2025.

Theo đó, phạm vi hỗ trợ kinh phí các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành giai đoạn 2022 - 2025 gồm:

- Kinh phí phát sinh tăng thêm theo tiêu chí chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 và kinh phí thực hiện một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa.

- Kinh phí phát sinh tăng thêm thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành và có hiệu lực thi hành sau thời điểm Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 01/2021/UBTVQH (sau ngày 01/9/2021); trường hợp, các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành có quy định cụ thể cơ chế hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương thì thực hiện theo quy định đó.

Về nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành giai đoạn 2022-2025, ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương được thực hiện trên cơ sở khả năng cân đối ngân sách trung ương và khả năng cân đối ngân sách từng địa phương; đồng thời yêu cầu các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện dự toán ngân sách phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Theo đó, ngân sách trung ương hỗ trợ tối đa:

- 100% nhu cầu kinh phí tăng thêm cho các địa phương nhận bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách trung ương.

- 80% nhu cầu kinh phí tăng thêm cho các địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương từ 20% trở xuống (*).

- 50% nhu cầu kinh phí tăng thêm cho các địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương từ trên 20% đến 60% (**).

Các địa phương còn lại do ngân sách địa phương đảm bảo. Trường hợp cần thiết, Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Cơ sở xác định địa phương nhận bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách trung ương, địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương: Năm 2022, xác định theo dự toán năm 2022 đã được Quốc hội quyết định; giai đoạn 2023-2025, xác định theo dự toán năm 2023 được Quốc hội quyết định.

Đối với các địa phương quy định tại (*), (**) nêu trên phải sử dụng ngân sách địa phương để đảm bảo một phần nhu cầu kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành theo quy định: sau khi địa phương đã sử dụng 50% dự toán dự phòng ngân sách địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao và 70% Quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh mà vẫn còn thiếu nguồn, ngân sách trung ương bổ sung thêm phần chênh lệch thiếu.

Trường hợp trong điều hành, theo quy định của cơ quan có thẩm quyền, các địa phương phải huy động 50% dự toán dự phòng ngân sách địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao và 70% Quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh để bù đắp giảm thu cân đối ngân sách địa phương (không kể giảm thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiết thiết, thu cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý - nếu có) hoặc huy động để thực hiện các nhiệm vụ chi đột xuất theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (như phòng, chống dịch bệnh); giao Bộ Tài chính xác định cụ thể để giảm trừ phần địa phương đã sử dụng các nguồn dự phòng và dự trữ tài chính để bù giảm thu cân đối ngân sách địa phương và các nhiệm vụ chi đột xuất theo quy định khi xác định mức địa phương có thể huy động tiếp từ nguồn dự phòng và dự trữ tài chính của địa phương để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành giai đoạn 2022-2025 (nếu có).

An sinh xã hội tiếp tục là điểm sáng

An sinh xã hội tiếp tục là điểm sáng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sơn La: các chương trình mục tiêu quốc gia đã tác động tích cực đến người dân

Sơn La: các chương trình mục tiêu quốc gia đã tác động tích cực đến người dân

04 Apr, 01:04 PM

Kinhtedothi - Để thực hiện hiệu quả 3 chương trình mục tiêu quốc gia (xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi), tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh thông tin, truyền thông, phổ biến pháp luật, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp và Nhân dân để nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong triển khai thực hiện.

Bốn biện pháp trọng tâm ngăn chặn dịch sởi

Bốn biện pháp trọng tâm ngăn chặn dịch sởi

28 Mar, 07:31 PM

Kinhtedothi– Ngày 28/3, GS.TS Phan Trọng Lân – Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) cùng Đoàn công tác đã làm việc với Sở Y tế Hà Nội về kiểm tra, giám sát công tác triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi cũng như việc thu dung, điều trị cho bệnh nhân.

TP Đà Lạt: thăm, tặng quà mẹ Việt Nam anh hùng và gia đình chính sách

TP Đà Lạt: thăm, tặng quà mẹ Việt Nam anh hùng và gia đình chính sách

28 Mar, 04:22 PM

Kinhtedothi- Ngày 28/3/, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng, Bí thư Thành ủy Đà Lạt Đặng Đức Hiệp đã đại diện Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng đến thăm, tặng quà 7 gia đình chính sách tiêu biểu trên địa bàn TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ