Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hỗ trợ người chăn nuôi, doanh nghiệp tham gia cấp đông, tạm trữ thịt lợn

Kinhtedothi - Hưởng ứng chương trình chia sẻ khó khăn với người chăn nuôi của Bộ NN&PTNT, mấy ngày qua, một số DN giết mổ có hệ thống cấp đông đã tăng cường thu mua, cấp đông thịt lợn.

Ngày 5/5, Công ty CP Thương mại và Xuất nhập khẩu Minh Hiền (Thanh Oai) đã vận hành hết công suất dây chuyền giết mổ công nghiệp quy mô 300 - 400 con lợn/ngày phục vụ nhu cầu cho các công ty chế biến thực phẩm, thu mua lợn giải cứu cấp đông chờ tiêu thụ. Bà Nguyễn Thị Hiền - Phó Giám đốc Công ty cho biết, khoảng 10 ngày nay, thực hiện chương trình giải cứu đàn lợn của Chính phủ, các bộ, ban ngành, các công ty chế biến thực phẩm tăng cường thu mua và thuê công ty giết mổ dự trữ cấp đông. Hiện tại, Công ty đang dự trữ khoảng 2.000 tấn thịt lợn của Công ty CP ĐTK và Công ty CP Thực phẩm Thái Dương, trong đó có 500 tấn thịt pha lóc làm xúc xích, còn lại 1.500 tấn thịt mảnh để tiêu thụ trong thời gian tới.

  Pha lóc thịt phục vụ cấp đông tại Công ty CP Thương mại và Xuất nhập khẩu Minh Hiền (Thanh Oai).

Bà Hiền cho biết thêm, dự kiến 2 - 3 ngày tới, cơ sở giết mổ của công ty tiếp tục vận hành giết mổ và dự trữ khoảng 1.700 con lợn cho HTX Chăn nuôi dịch vụ Hòa Mỹ (huyện Ứng Hòa). Để đáp ứng nhu cầu của các công ty về dự trữ hàng cấp đông, Công ty Minh Hiền đã đầu tư thêm 2,5 tỷ đồng kho bảo quản lạnh và xây dựng thêm một trạm biếp áp.

Cùng với Công ty Minh Hiền, Công ty CP Công nghệ thực phẩm Vinh Anh (cụm Công nghiệp Hà Bình Phương, huyện Thường Tín) đang liên kết với một DN để thực hiện chương trình thu mua lợn, cấp đông cho nông dân trên địa bàn các tỉnh phía Bắc. Hiện kho lạnh của công ty có công suất 500 tấn cũng đã lấp đầy. Tại TP Hồ Chí Minh, Công ty CP Việt Nam kỹ nghệ súc sản (Vissan) cũng đang ưu tiên tiêu thụ lợn cho người nông dân, chủ yếu là lợn chăn nuôi theo quy trình VietGAP và có truy xuất nguồn gốc. Về khả năng thu mua, tạm trữ và cấp đông, công ty Vissan có thể tăng cường giết mổ khoảng 1.800 con lợn phục vụ chế biến thực phẩm.

Trong một diễn biến khác, Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank) vừa thông qua chủ trương hỗ trợ các hộ chăn nuôi lợn trên toàn quốc. Theo đó, từ ngày 10/5 tới, Kienlongbank xem xét giảm 30% lãi suất cho vay hiện hữu đối với các khách hàng hoạt động sản xuất, kinh doanh chăn nuôi lợn đã nhận cấp vốn tín dụng của Kienlongbank thời gian qua. Dự kiến chương trình hỗ trợ diễn ra trong 3 tháng. Trong thời gian này, Kienlongbank sẽ hỗ trợ khách hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giảm lãi vay, lãi quá hạn, ưu tiên thu nợ gốc trước thu nợ lãi sau giúp khách hàng có điều kiện khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh. Trước đó, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) đã công bố sẽ dành gói cho vay ưu đãi 500 tỷ đồng cho đối tượng là các hộ nông dân, nhà máy chế biến thịt lợn đông lạnh…

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Quảng Ngãi: gõ cửa từng nhà, gom dữ liệu nông thôn

Quảng Ngãi: gõ cửa từng nhà, gom dữ liệu nông thôn

07 Jul, 10:41 AM

Kinhtedothi-Từ đầu tháng 7, Quảng Ngãi đồng loạt ra quân thực hiện cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025. Dữ liệu thu thập lần này sẽ là cơ sở quan trọng cho hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp - nông thôn phù hợp với giai đoạn mới, đặc biệt sau khi địa phương mở rộng địa giới hành chính.

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

01 Jul, 11:06 PM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cần tiếp tục thực hiện các chương trình, phong trào thi đua, kiên trì, kiên định để thực hiện bằng được mục tiêu xây dựng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh" và "giảm nghèo toàn diện, bao trùm và bền vững".

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

01 Jul, 03:18 PM

Kinhtedothi – Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, Hà Nội lựa chọn phát triển nông nghiệp đa giá trị, song vẫn mang những đặc trưng, hài hòa với quy hoạch đô thị và bảo vệ môi trường sinh thái.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ