Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hỗ trợ trường nghề đào tạo theo đặt hàng doanh nghiệp

Kinhtedothi - Bộ LĐTB&XH đề nghị các bộ, ngành cùng UBND các tỉnh, TP miễn giảm thuế cho DN có đóng góp và tham gia đào tạo, đồng thời DN cung cấp thông tin nhu cầu sử dụng lao động cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN).
 Các thanh niên đang được học nghề sửa chữa thiết bị di động tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội. Ảnh: Thuỷ Trúc.
Để nâng cao chất lượng giáo GDNN cũng như công tác liên kết, phối hợp đạt kết quả tốt hơn trong thời gian tới, Bộ LĐTB&XH đã có văn bản gửi các bộ, ngành Trung ương cùng UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương. Theo đó, các bộ, ngành cùng UBND các tỉnh, TP đề nghị các DN cung cấp thông tin về nhu cầu đào tạo, sử dụng lao động của DN theo ngành, nghề và nhu cầu tuyển dụng lao động hàng năm trong giai đoạn 2018 – 2021. Đồng thời, hướng dẫn các DN thực hiện những quy định về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động (NLĐ) theo quy định của Bộ luật Lao động.
Bộ LĐTB&XH cũng đề nghị đẩy mạnh việc hợp tác 3 bên Nhà nước – Nhà trường – Doanh nghiệp trong GDNN. Trong đó đa dạng hoá các hình thức hợp tác về xây dựng chuẩn đầu ta, chương trình đào tạo; tổ chức ký kết đào tạo theo đơn đặt hàng của DN…. Và, có sự phối hợp hợp tác với cơ sở GDNN cho sinh viên vừa học vừa làm tại cơ sở GDNN và DN. Đồng thời, hợp tác trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng và cấp chứng chỉ nghề cho lao động của DN và tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho DN.
Các bộ, ngành, UBND các tỉnh, TP phân công nhận sự cụ thể phụ trách, theo dõi việc gắn kết GDNN với DN, thị trường lao động, đào tạo theo đơn đặt hàng của DN; chủ động tiếp cận, truyền thông và thiết lập kênh thông tin bằng wesite, email, điện thoại… về hợp tác với DN trong GDNN, về năng lực đào tạo và cung ứng nhân lực của các cơ sở GNN.
Cùng với đó là thực hiện các chính sách hỗ trợ của nhà nước, địa phương cho DN khi tham gia hoạt động GDNN. Nhất là những DN Việt Nam và DN FDI có nhu cầu sử dụng nhiều nhân lực lao động kỹ thuật.
Bộ LĐTB&XH đề nghị các bên nói trên thực hiện chính sách miễn giảm thuế cho DN đóng góp và tham gia đào tạo theo Thông tư số 96/2015/TT-BTC và có cơ chế, chính sách hỗ trợ các cơ sở GDNN đào tạo theo đặt hàng của DN. Trong đó, bao gồm các hỗ trợ trong kết nối nhà trường và DN, hỗ trợ học phí, chi phí đào tạo, hỗ trợ thông tin truyền thông trong tuyển sinh, tuyển dụng.
Các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, TP đặc biệt ưu tiên ngân sách đặt hàng cho các cơ sở GDNN đào tạo đáp ứng nhu cầu của DN, kể cả đào tạo lao động nông thôn chuyển đổi nghề nghiệp theo đặt hàng của DN.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

12 Jul, 10:32 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi lớp 10 năm học 2025 – 2026 tại Hà Nội dần khép lại, đa số học sinh đã chốt được ngôi trường mình tiếp tục theo học ở bậc THPT. Tuy nhiên, vẫn có số ít em, hoặc đỗ nhiều nguyện vọng, hoặc không đỗ nguyện vọng nào, vẫn đang xuôi ngược tìm kiếm, tính toán để “chốt” trường.

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

12 Jul, 05:01 AM

Kinhtedothi - Giáo dục mầm non là một ngành sư phạm đặc thù bởi đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục chính là trẻ em - những mầm xanh tương lai của đất nước. Tuy là ngành học đòi hỏi nhiều tâm sức và đặc biệt vất vả, nhưng sức hút của nghề này lại vô cùng mạnh mẽ theo cách rất riêng.

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

11 Jul, 09:33 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?" nhằm nhận diện những điểm nghẽn, thách thức và cơ hội trong quá trình đổi mới giáo dục đại học.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ