Người dân ngắm hoa và cùng tạo dáng chụp ảnh trong khung cảnh đẹp có một không hai ở Hà Nội.
Mặc dù 10.000 cành hoa và 20 cây được trưng bày vào những ngày Hà Nội đón cơn mưa phùn nặng hạt, nhiệt độ cũng chênh gần 10 độ so với đất nước mặt trời mọc, nhưng sau 3 ngày, hoa vẫn thắm sắc. Các cành hoa được gần 20 nhân công của Công ty TNHH cây xanh Hà Nội cắt tỉa liên tục. Từng tiểu cảnh sắp xếp vẫn đảm bảo độ tươi cũng như ý tưởng trưng bày ban đầu. Ông Nguyễn Văn Trực (67 tuổi, ở Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ: “Đã 4 lần tôi đi ngắm hoa Anh đào tại Hà Nội, nhưng đây là lần đầu tiên tôi cảm nhận được không gian đẹp nhất, tràn ngập sắc hoa. Những cành Anh đào trưng bày tại Vườn hoa Lý Thái Tổ lần này có số lượng lớn, lại thiết kế theo ý tưởng từ khu vườn đến khóm hoa đơn lẻ nên du khách cảm nhận được không khí Nhật Bản giữa lòng Thủ đô Hà Nội”.
Để có được khung cảnh đẹp, lãng mạn phù hợp với không gian cổ kính, trầm mặc của Hà Nội, Ban tổ chức chương trình “Hoạt động giao lưu văn hóa Nhật Bản và tiếp nhận cây hoa Anh đào Nhật Bản tại Hà Nội” đã mời bà Hosei Takeda - chuyên gia trang trí hoa Anh đào chịu trách nhiệm phần thiết kế trang trí hoa tại Vườn hoa Lý Thái Tổ.
Chuyên gia Hosei Takeda cho biết, bà gửi được đến du khách không gian hoa Anh đào đẹp và sinh động như vậy không chỉ nhờ kinh nghiệm thiết kế mà tiếng nói vọng từ trái tim. “Tôi đã tham gia nhiều chương trình cắm hoa trên thế giới nhưng đây là lần đầu tiên đến Việt Nam giới thiệu nghệ thuật cắm hoa và trang trí không gian hoa Nhật Bản. Tôi đến trước buổi lễ 3 ngày, tìm hiểu không gian trưng bày và cách nghĩ, cách làm của người Hà Nội. Tôi cảm nhận được không khí yên bình, sạch đẹp của Hà Nội nên quyết dốc hết lòng cống hiến cho chương trình”.
Trong 3 ngày, Ban tổ chức khó có thể ước được bao nhiêu vạn người dừng chân trong không gian trưng bày hoa Anh đào lần này. Chỉ biết rằng, không giống như các lần trước, lễ hội hoa Anh đào chỉ là hiện tượng của giới trẻ, thì lần này, người già, trẻ nhỏ tíu tít ngắm những cánh hoa bé nhỏ được vận chuyển công phu từ Nhật Bản đến Thủ đô Hà Nội. Đặc biệt, những bông hoa cúc, hoa mai, hoa mận, hoa ly mang đậm dấu ấn Việt càng thêm tô sắc cho tình cảm hữu nghị Việt – Nhật. Không chỉ ngày cuối tuần, tranh thủ giữa trưa, buổi tối, người dân nô nức kéo đến vườn hoa Lý Thái Tổ. Có những lúc không gian ở đây như được nêm chặt, không còn khoảng trống cho người dân tạo dáng. Mặc dù lượng người tham gia đông đúc, nhưng không xảy ra tình trạng dẫm đạp, bẻ hoa như các lễ hội trước đó. Lực lượng bảo vệ, công an, tổ chức đoàn thanh niên của Sở VH&TT Hà Nội được huy động để giữ gìn trật tự trong những ngày diễn ra sự kiện. Từng gốc Anh đào đều có người trông giữ, kịp thời nhắc nhở những hành động vịn cành có thể làm nát hoa.
Theo dự kiến, ngày cuối cùng trưng bày hoa Anh đào sẽ kết thúc vào lúc 17 giờ ngày 21/3. Tuy nhiên, càng về cuối, lượng người kéo đến càng đông, chính vì vậy, Ban tổ chức quyết định đến 23 giờ ngày 21/3 lực lượng thu hoa mới được phép dọn dẹp. 200 cây Anh đào được bàn giao cho Công ty TNHH cây xanh Hà Nội để tiến hành trồng và chăm sóc tại Công viên Hòa Bình (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Kỹ thuật trồng và chăm sẽ được chuyên gia Nhật Bản hỗ trợ, nhằm đảm bảo một năm sau hoa Anh đào có thể nở tươi thắm tại Hà Nội.
Để có được khung cảnh đẹp, lãng mạn phù hợp với không gian cổ kính, trầm mặc của Hà Nội, Ban tổ chức chương trình “Hoạt động giao lưu văn hóa Nhật Bản và tiếp nhận cây hoa Anh đào Nhật Bản tại Hà Nội” đã mời bà Hosei Takeda - chuyên gia trang trí hoa Anh đào chịu trách nhiệm phần thiết kế trang trí hoa tại Vườn hoa Lý Thái Tổ.
Chuyên gia Hosei Takeda cho biết, bà gửi được đến du khách không gian hoa Anh đào đẹp và sinh động như vậy không chỉ nhờ kinh nghiệm thiết kế mà tiếng nói vọng từ trái tim. “Tôi đã tham gia nhiều chương trình cắm hoa trên thế giới nhưng đây là lần đầu tiên đến Việt Nam giới thiệu nghệ thuật cắm hoa và trang trí không gian hoa Nhật Bản. Tôi đến trước buổi lễ 3 ngày, tìm hiểu không gian trưng bày và cách nghĩ, cách làm của người Hà Nội. Tôi cảm nhận được không khí yên bình, sạch đẹp của Hà Nội nên quyết dốc hết lòng cống hiến cho chương trình”.
Trong 3 ngày, Ban tổ chức khó có thể ước được bao nhiêu vạn người dừng chân trong không gian trưng bày hoa Anh đào lần này. Chỉ biết rằng, không giống như các lần trước, lễ hội hoa Anh đào chỉ là hiện tượng của giới trẻ, thì lần này, người già, trẻ nhỏ tíu tít ngắm những cánh hoa bé nhỏ được vận chuyển công phu từ Nhật Bản đến Thủ đô Hà Nội. Đặc biệt, những bông hoa cúc, hoa mai, hoa mận, hoa ly mang đậm dấu ấn Việt càng thêm tô sắc cho tình cảm hữu nghị Việt – Nhật. Không chỉ ngày cuối tuần, tranh thủ giữa trưa, buổi tối, người dân nô nức kéo đến vườn hoa Lý Thái Tổ. Có những lúc không gian ở đây như được nêm chặt, không còn khoảng trống cho người dân tạo dáng. Mặc dù lượng người tham gia đông đúc, nhưng không xảy ra tình trạng dẫm đạp, bẻ hoa như các lễ hội trước đó. Lực lượng bảo vệ, công an, tổ chức đoàn thanh niên của Sở VH&TT Hà Nội được huy động để giữ gìn trật tự trong những ngày diễn ra sự kiện. Từng gốc Anh đào đều có người trông giữ, kịp thời nhắc nhở những hành động vịn cành có thể làm nát hoa.
Theo dự kiến, ngày cuối cùng trưng bày hoa Anh đào sẽ kết thúc vào lúc 17 giờ ngày 21/3. Tuy nhiên, càng về cuối, lượng người kéo đến càng đông, chính vì vậy, Ban tổ chức quyết định đến 23 giờ ngày 21/3 lực lượng thu hoa mới được phép dọn dẹp. 200 cây Anh đào được bàn giao cho Công ty TNHH cây xanh Hà Nội để tiến hành trồng và chăm sóc tại Công viên Hòa Bình (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Kỹ thuật trồng và chăm sẽ được chuyên gia Nhật Bản hỗ trợ, nhằm đảm bảo một năm sau hoa Anh đào có thể nở tươi thắm tại Hà Nội.