Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hoàn thiện phương án trình Quốc hội Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông

Kinhtedothi - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 306/TB-VPCP ngày 9/11/2021 kết luận của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tại cuộc họp về việc hoàn thiện phương án trình Quốc hội Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.
Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 đã xác định rõ đến năm 2025 hoàn thành đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Hiện nay, Bộ GTVT đang khẩn trương thực hiện 654km thuộc giai đoạn 2017 - 2020 (giai đoạn 1). Tuy nhiên, trong quá trình triển khai còn nhiều khó khăn, vướng mắc, dự kiến đến năm 2024 mới có thể hoàn thành toàn bộ 11 dự án thành phần.
 
Vì vậy, để hoàn thiện phương án trình Quốc hội Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, cần có đánh giá các bài học kinh nghiệm của giai đoạn 1, nguyên nhân khách quan, chủ quan (trong đó chủ quan là chủ yếu), từ đó có giải pháp khắc phục hiệu quả trong giai đoạn tới.

Tại Kết luận số 18-KL/TW ngày 8/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã kết luận đây là dự án đặc biệt quan trọng của đất nước, cần phải tập trung nguồn lực đầu tư để sớm hoàn thành; bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng quy định pháp luật. Các dự án thành phần, quy mô đầu tư, phương thức đầu tư, tiêu chuẩn kỹ thuật… phải được nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng về sự cần thiết, tính cấp bách, bảo đảm hiệu quả cả về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và môi trường; ưu tiên huy động nhà đầu tư và nguồn lực trong nước... Đồng thời, quán triệt chủ trương chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc sử dụng nguồn lực có trọng tâm, trọng điểm, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư. Do đó, cần có phương án để thu hút nguồn lực xã hội vào đầu tư đường cao tốc.

Phó Thủ tướng giao Bộ GTVT nghiên cứu kỹ lưỡng, đề xuất một phương án lựa chọn hình thức đầu tư các dự án thành phần trên cơ sở tính toán bảo đảm tính khả thi cao, trình Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, Hội đồng thẩm định Nhà nước được Thủ tướng Chính phủ thành lập theo Quyết định số 1381/QĐ-TTg ngày 4/8/2021 (Bộ KH&ĐT là cơ quan thường trực của Hội đồng) có ý kiến thẩm định bổ sung trước ngày 10/11/2021 để kịp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ủy quyền Bộ trưởng Bộ GTVT trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 15/11/2021.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thúc đẩy phát triển công trình xanh

Thúc đẩy phát triển công trình xanh

20 Jun, 04:28 AM

Kinhtedothi - Với đề xuất dán nhãn năng lượng cho vật liệu xây dựng (VLXD) được đưa ra như một phần quan trọng trong chiến lược phát triển công trình xanh. Không chỉ giúp minh bạch chất lượng sản phẩm, đây còn là chìa khóa để thúc đẩy DN đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường và hỗ trợ người tiêu dùng tiếp cận vật liệu tiết kiệm năng lượng, hiệu quả dài hạn.

Gỡ những nút thắt xử lý phế thải xây dựng

Gỡ những nút thắt xử lý phế thải xây dựng

19 Jun, 09:05 AM

Kinhtedothi - Trong guồng quay đô thị hóa chưa từng có, Hà Nội đang khoác lên mình tấm áo mới hiện đại mỗi ngày. Nhưng đằng sau sự lộng lẫy của những tòa cao ốc, những tuyến đường vành đai là một vấn đề nhức nhối mang tên chất thải rắn xây dựng (CTRXD).

Đẩy mạnh số hóa quy hoạch Thủ đô

Đẩy mạnh số hóa quy hoạch Thủ đô

18 Jun, 06:07 AM

Kinhtedothi - Hà Nội đang đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực quy hoạch đô thị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị bền vững, thông minh.

Băn khoăn với một số quy định mới

Băn khoăn với một số quy định mới

17 Jun, 10:34 AM

Kinhtedothi - Trong Dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 103/2024/NĐ-CP của Chính phủ, có 2 điều khoản mới là Điều 50 và 51 đang làm dấy lên nhiều ý kiến trái chiều từ cộng đồng DN và chuyên gia, khi yêu cầu người sử dụng nộp bổ sung tiền sử dụng, tiền thuê đất cho quãng thời gian chờ xác định giá, kèm thêm mức 5,4%/năm như một khoản “phí phạt” vô hình. Việc này đặt ra câu hỏi: liệu chính sách này có hợp lý, trong bối cảnh pháp luật về đất đai còn nhiều vướng mắc?

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ