Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hoạt động chỉ đạo điều hành của UBND TP từ 6-13/1/2020

Thủy Tiên - Công Thọ
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Văn phòng UBND Thành phố cung cấp thông tin về một số hoạt động chỉ đạo - điều hành nổi bật từ ngày 06-13/01/2020.

Tập trung triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020
Năm 2020, với mục tiêu tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh; cơ cấu lại kinh tế Thủ đô và các ngành, lĩnh vực; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu năm 2020 đạt tốc độ tăng trưởng GRDP từ 7,5%  trở lên; tập trung triển khai thực hiện 25 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, Chủ tịch UBND Thành phố đã ký ban hành Chương trình hành động số 07/KH-UBND ngày 9/01/2020 của UBND Thành phố về việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, chỉ đạo các cấp, ngành Thành phố triển khai quyết liệt các nhiệm vụ trọng tâm. Thực hiện Năm chủ đề: “Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị phấn đấu hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2015-2020 và tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp”. Thực hiện khẩn trương các nhiệm vụ chuẩn bị Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; triển khai các nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị, Quốc hội, các chương trình, đề án của Chính phủ mới ban hành. Đề cao vai trò, trách nhiệm và sự gương mẫu của người đứng đầu; chỉ đạo quyết liệt, sâu sát, dứt điểm gắn với kiểm tra, giám sát thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển KT-XH, hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu của nhiệm kỳ và chỉ tiêu tại các chương trình, kế hoạch. Chủ động tổng kết Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2016-2020 và xây dựng Kế hoạch phát triển KT-XH, Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Khuyến khích sự trách nhiệm, chủ động trong tham mưu, đề xuất của các cơ quan chuyên môn, các cấp, ngành và tăng cường hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan trong việc triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng phương án phân cấp quản lý và phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho thời kỳ từ năm 2021. Chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội; làm việc cụ thể với bộ, ngành đẩy nhanh tiến độ xây dựng để báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết về các cơ chế, chính sách đặc thù cho thành phố Hà Nội.

Sáp nhập, đặt tên và đổi tên thôn, tổ dân phố thuộc 12 huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố năm 2019
 
Xét đề nghị của Sở Nội vụ, ngày 9/01/2020, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 128/QĐ-UBND về việc sáp nhập, đặt tên và đổi tên thôn, tổ dân phố thuộc 12 huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố năm 2019, cụ thể như sau:
  1. Huyện Ba Vì: sáp nhập 13 thôn để thành lập 6 thôn mới.
  2. Huyện Chương Mỹ: sáp nhập 19 thôn để thành lập 9 thôn, tổ dân phố mới.
  3. Huyện Gia Lâm: sáp nhập 13 thôn để thành lập 6 thôn, tổ dân phố mới.
  4. Huyện Mê Linh: sáp nhập 6 thôn để thành lập 3 thôn, tổ dân phố mới.
  5. Huyện Phú Xuyên: sáp nhập 6 thôn để thành lập 3 thôn, tổ dân phố mới.
  6. Huyện Phúc Thọ: sáp nhập 31 thôn để thành lập 16 thôn, tổ dân phố mới.
  7. Huyện Quốc Oai: sáp nhập 12 thôn để thành lập 6 thôn mới.
  8. Huyện Sóc Sơn: sáp nhập 30 thôn để thành lập 14 thôn, tổ dân phố mới.
  9. Huyện Thạch Thất: sáp nhập 134 thôn để thành lập 60 thôn mới.
Huyện Thanh Trì: sáp nhập 35 thôn để thành lập 14 thôn, tổ dân phố mới.
Huyện Thường Tín: sáp nhập 4 thôn để thành lập 02 thôn mới.
  1. Thị xã Sơn Tây: sáp nhập 45 tổ dân phố để thành lập 20 thôn, tổ dân phố mới.
Thực hiện đổi tên 53 thôn, tổ dân phố như sau:
  1. Huyện Phúc Thọ: đổi tên 41 thôn, tổ dân phố.
  2. Huyện Thạch Thất: đổi tên 12 thôn.
UBND Thành phố giao UBND các huyện, thị xã trên có trách nhiệm chỉ đạo UBND các xã, phường trên địa bàn phổ biến, quán triệt quyết định đến các thôn, tổ dân phố; thực hiện quy trình kiện toàn các chức danh thôn, tổ dân phố theo quy định; giải quyết chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách do thực hiện việc sáp nhập thôn, tổ dân phố.
Bãi bỏ 03 Danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Ngày 9/01/2020, Chủ tịch UBND Thành phố đã ký ban hành Quyết định số 116/QĐ-UBND về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành; được thay thế; bị bãi bỏ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội/UBND cấp huyện/UBND cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội. Công bố kèm theo Quyết định là 03 Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành; 08 Danh mục thủ tục hành chính được thay thế; 03 Danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội; UBND cấp huyện; UBND cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo đó, 03 Danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ bao gồm: (1) Thủ tục thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường/phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung đối với hoạt động khai thác khoáng sản; (2) Thủ tục thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường/phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung đối với hoạt động khai thác khoáng sản; (3) Thủ tục cấp, cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
Kiên quyết thu hồi Quyết định bổ nhiệm hoặc không bổ nhiệm lại đối với những trường hợp cán bộ không đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định
 
Trong thời gian quan, UBND Thành phố đã tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kiểm tra công tác tổ chức cán bộ; tiếp nhận xác minh thông tin phản ảnh về công tác tổ chức cán bộ. Kết quả thanh, kiểm tra cho thấy, các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố cơ bản đã quán triệt và thực hiện đúng quy định về công tác tổ chức cán bộ; đồng thời thực hiện đánh giá hàng tháng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hàng tháng. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại việc quản lý sử dụng biên chế; sử dụng lao động hợp đồng; thực hiện việc nâng lương, bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý chưa đúng quy định; còn có trường hợp cán bộ, công chức, viên chức chưa thực hiện hết chức trách, nhiệm vụ được giao.
Để siết chặt kỷ luận, kỷ cương hành chính, chấn chỉnh công tác tổ chức cán bộ đối với các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố, UBND Thành phố ban hành văn bản số 121/UBND-NC ngày 10/01/2020 nêu chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu thủ trưởng các sở và cơ quan ngang sở, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Thành phố tiếp tục phát huy trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị; thực hiện đúng số lượng cấp phó theo quy định; tiếp tục kiểm tra, giám sát, đôn đốc cán bộ, CCVC, người lao động chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công sở, sử dụng có hiệu quả thời gian làm việc, thực hiện nghiêm nội quy, quy chế làm việc; thường xuyên rà soát, sử dụng, bổ sung, hoàn chỉnh quy trình giải quyết công việc, cụ thể hóa trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện nhiệm vụ.
Tiếp tục thực hiện thanh, kiểm tra, xác minh thông tin phản ảnh về công tác tổ chức cán bộ, xử lý theo thẩm quyền (nếu có); sử dụng biên chế, lao động hợp đồng đúng chỉ tiêu được giao; không sử dụng lao động hợp đồng làm công tác chuyên môn trong cơ quan hành chính nhà nước; thực hiện việc nâng bậc lương, lưu trữ hồ sơ cán bộ, CCVC, người lao động theo đúng quy định. Bố trí, sắp xếp, phân công nhiệm vụ phù hợp đối với CBCCVC theo đúng Đề án vị trí việc làm đã được phê duyệt. Thường xuyên rà soát điều kiểm tiêu chuẩn bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý; kiên quyết thu hồi quyết định bổ nhiệm hoặc không bổ nhiệm lại đối với những trường hợp không đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định. Bảo đảm phát hiện kịp thời; khắc phục tổn tại, thiếu sót; xử lý nghiêm vi phạm về tổ chức cán bộ theo quy định hiện hành.
Triển khai kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước, Thủ đô trong năm 2020
Để đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục tư tưởng chính trị, truyền thống lịch sử, văn hóa; động viên cổ vũ, tạo động lực toàn đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVI, Chủ tịch UBND Thành phố đã ký ban hành Kế hoạch 03/KH-UBND ngày 7-1-2020 về tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước, Thủ đô trong năm 2020, chỉ đạo các cấp, ngành Thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, trang trí cổ động trực quan; tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện văn hóa, thể thao, tôn vinh, quảng bá sự kiện, như: các hoạt động kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản và chào mừng Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, trong đó có sự kiện bắn pháo hoa chào năm mới và Lễ hội bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng; kỷ niệm 1980 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng; kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội; kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội, trong đó có Hội thảo khoa học về vai trò lãnh đạo của Đảng bộ thành phố trong 90 năm qua; xuất bản ấn phẩm về thành tựu, bài học kinh nghiệm trong 90 năm xây dựng và phát triển Đảng bộ thành phố; hoạt động trọng tâm kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Ngày Quốc tế lao động 01/5/2020; 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; 73 năm Ngày thương binh - liệt sỹ; 75 năm Cách mạng tháng Tám thành công, Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; các hoạt động trong năm Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN 2020; kỷ niệm 60 năm Hà Nội - Huế - Sài Gòn; 1010 năm Thăng Long - Hà Nội; 66 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và chào mừng Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố;  Giải đua xe Công thức 1 (F1) tại Hà Nội...
Giao Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành xây dựng các đề án, kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm chung trong năm 2020 và đề án, kế hoạch kỷ niệm các sự kiện quan trọng. Các sở, ban, ngành phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục; tăng cường công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy… phục vụ các hoạt động trong các dịp lễ, kỷ niệm và thực hiện nếp sống văn minh đô thị.
Đảm bảo giải quyết việc làm mới cho 156 nghìn lao động trong năm 2020
Với mục tiêu giải quyết việc làm mới cho 156 nghìn lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị < 4%, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70,2%, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 08/KH-UBND ngày 9/01/2020 về việc giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2020, chỉ đạo triển khai các nhóm giải pháp trọng tâm sau: (1) Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo việc làm: tiếp tục thực hiện tái cơ cấu và phát triển ngành công nghiệp: phát triển sản xuất công nghiệp theo chiều sâu, thúc đẩy đổi mới công nghệ, cải tiến quy trình sản xuất. Thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ gắn với thị trường tiêu thụ hiệu quả, bền vững…. (2) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý các cơ sở dạy nghề; phát triển chương trình giáo dục tiếp cận dần với trình độ tiên tiến khu vực và quốc tế; đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp; triển khai hiệu quả dạy nghề cho nông thôn; sắp xếp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc Thành phố theo hướng giảm đầu mối, nâng cao chất lượng đào tạo, hiệu quả hoạt động; (3) Phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm; (4) Tăng cường xuất khẩu lao động; (5) Nâng cao hiệu quả hoạt động vay vốn giải quyết việc làm từ nguồn ngân sách Thành phố ủy thác qua chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội.
Đề xuất ban hành Nghị quyết HĐND Thành phố về chế tài xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường (bao gồm nâng mức xử phạt)
 
Để chấn chỉnh và đôn đốc trách nhiệm của các sở, ngành, đơn vị trong công tác đảm bảo vệ sinh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thành phố, tại Thông báo số 21/TB-UBND ngày 10/01/2020, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu các đơn vị nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:
  1. Đối với công tác thu gom, vận chuyển rác thải: yêu cầu các công ty vệ sinh môi trường phải đảm bảo sạch sẽ, không để rác rơi vãi chất thải trong quá trình vận chuyển; thu gom rác ở các dải phân cách trên các tuyến đường; cải tiến đầu phun của các xe tưới nước rửa đường đảm bảo hiệu quả, phù hợp. Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở KH&ĐT, Sở TN&MT xây dựng hồ sơ, tiêu chí đấu thầu để thực hiện cho giai đoạn tiếp theo ngay từ bây giờ, đảm bảo các yêu cầu: một địa bàn gồm 01 hoặc nhiều quận, huyện, thị xã liền nhau, thuận lợi về giao thông để thu gom, vận chuyển rác; mỗi địa bàn chỉ nên có 01 đơn vị thực hiện cung ứng dịch vụ vệ sinh môi trường. Giao Sở Xây dựng khẩn trương nghiên cứu, đề xuất đầu tư xây dựng hệ thống quản lý, giám sát, điều hành việc thu gom vận chuyển rác bằng công nghệ thông minh; nâng cấp các trạm cân, lắp đặt camera giám sát hành trình để kiểm soát xe vận chuyển rác, không để việc vận chuyển lẫn lộn các loại rác, không đáp ứng yêu cầu phân loại rác của nhà máy xử lý rác.
  2. Đối với việc xử lý ô nhiễm môi trường tại các ao, hồ: giao Sở Xây dựng tiếp tục kiểm tra, rà soát các hồ ô nhiễm; đôn đốc các quận, huyện, thị xã, các đơn vị tiếp tục xử lý ô nhiễm môi trường nước, nạo vét bùn tại các hồ, ao trên địa bàn.
  3. Về việc đầu tư các nhà máy xử lý bùn thải: giao Sở KH&ĐT, Sở Xây dựng khẩn trương lựa chọn nhà đầu tư theo quy định.
  4. Về công tác tuyên truyền: giao Sở Thông tin và Truyền thông, các báo Hà Nội, UBND các quận, huyện, thị xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân không sử dụng bếp than tổ ong; không đốt rác bừa bãi, hạn chế đốt hương, vàng mã
  5. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương hoàn thiện thủ tục lựa chọn 30-50 vị trí để lắp đặt trạm quan trắc môi trường theo dự án đã được phê duyệt, hoàn thành trong quý I/2020. Phối hợp với Sở Y tế đề xuất xây dựng nội quy, quy chế công bố thông tin quan trắc và chỉ số chất lượng không khí để cảnh báo cho người dân. Hệ thống công bố thông tin phải tuân thủ tiêu chí, tiêu chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  6. Giao Sở Xây dựng tăng cường kiểm tra, yêu cầu các nhà đầu tư, tổ chức, cá nhân phá dỡ công trình phải có biện pháp che chắn công trình, đảm bảo vệ sinh môi trường; chỉ cấp phép tháo dỡ khi có hợp đồng vận chuyển vật liệu phế thải xây dựng với đơn vị có đủ điều kiện theo quy định và phải rõ địa chỉ đổ phế thải.
  7. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức nhân rộng công nghệ xử lý rơm rạ làm phân bón để các địa phương biết, áp dụng.
  8. Giao Công an Thành phố chỉ đạo tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm xe tải chở phế thải xây dựng để rơi vãi, không có biện pháp che chắn gây ô nhiễm môi trường; các xe rời khỏi công trường phải được rửa sạch sẽ.
Giao Sở Giao thông Vận tải khẩn trương làm việc với Bộ Giao thông Vận tải hoàn thiện quy định kiểm soát, xử lý các xe cơ giới cũ nát, quá hạn sử dụng không đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.
  1. Giao UBND các quận, huyện, thị xã: kiểm tra, vận động các hộ kinh doanh ăn uống, người dân không sử dụng bếp than tổ ong. Tiếp tục thực hiện chương trình trồng cây xanh đúng theo Kế hoạch của Thành phố; nghiên cứu tổ chức trồng cây xanh tại các ô đất trống trên địa bàn địa phương; Phát động Tết trồng cây năm Canh Tý 2020. Chỉ đạo các đơn vị thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường, hè, hạ tầng kỹ thuật không được thực hiện trong thời gian sát Tết; thi công đến đâu dọn sạch đến đó. Tổ chức đấu thầu lắp đặt camera giám sát, đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng. Rà soát, bố trí kinh phí hỗ trợ các công ty vệ sinh môi trường trên địa bàn theo quy định. Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chủ động thường xuyên tuyên truyền về các công việc đang thực hiện, kết quả đạt được trong công tác vệ sinh môi trường. Đề nghị Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ thuộc tổ dân phố tổ chức quét dọn, vệ sinh khu vực nơi cư trú vào thứ Bảy, Chủ nhật hằng tuần.
  2. Giao Sở Xây dựng, Sở Tài chính khẩn trương nghiên cứu, đề xuất, báo cáo UBND Thành phố trình HĐND Thành phố ban hành nghị quyết về: (1) Chế tài xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân (bao gồm cả nâng mức xử phạt); (2) Đơn giá xả nước thải trên địa bàn Thành phố; (3) Quy trình lấp giếng khoan khi dừng khai thác nước ngầm.
Trước ngày 25/01/2020 báo cáo kết quả xử lý vi phạm khai thác cát trái phép trên sông Cà Lồ
Ngày 7/01/2020, Đài Truyền hình Việt Nam phát phóng sự “Sạt lở nghiêm trọng do khai thác cát thiếu kiểm soát ở Đông Anh” phản ảnh tình trạng thuyền, xà lan khai thác cát trái phép trong đêm xảy ra trên sông Cà Lồ, thuộc địa bàn hai huyện: Đông Anh, Sóc Sơn nhiều năm qua khiến nhiều khu ruộng lúa, hoa màu của người dân bị sạt lở nghiêm trọng và mất dần. Chủ tịch UBND Thành phố đã ký văn bản số 106/UBND-TKBT ngày 9/01/2020 chỉ đạo Giám đốc Công an Thành phố chủ trì, phối hợp với Chủ tịch UBND các huyện: Đông Anh, Sóc Sơn kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm, có biện pháp bảo đảm an toàn trong canh tác hoa màu của người dân; báo cáo Thành ủy, UBND Thành phố trước ngày 25/01/2020 đồng thời thông tin trả lời báo chí theo quy định.