Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Học sinh miền Trung nô nức đến trường

Kinhtedothi - Cùng với cả nước, sáng 5/9, học sinh các địa phương miền Trung nô nức dự lễ khai giảng năm học mới 2022 - 2023.

Tại TP Đà Nẵng, hơn 275.000 học sinh các cấp dự lễ khai giảng trực tiếp năm học mới sau 2 năm ảnh hưởng của dịch Covid-19. Để đảm bảo phòng chống dịch, các trường yêu cầu phụ huynh chỉ đưa con đến cổng trường, không được vào bên trong.

Theo ghi nhận tại các trường ở Đà Nẵng, buổi lễ khai giảng năm nay diễn ra ngắn gọn trong thời gian 30 phút.

Em Đoàn Gia Khánh (học sinh lớp 10/20 trường THPT Phan Châu Trinh, Đà Nẵng).

Tại trường THPT Phan Châu Trinh (quận Hải Châu), sau lễ chào cờ, đọc thư thư của Chủ tịch nước, gắn bảng tên cho đại diện học sinh lớp 10 là phát biểu ngắn gọn của hiệu trưởng nhà trường và đánh trống trống khai giảng năm học mới.

Sau 2 năm ở nhà dự lễ khai giảng nên năm nay được đến trường khai giảng trực tiếp, các em đều tỏ ra háo hức vì được gặp thầy cô, bạn bè.

Em Đoàn Gia Khánh (học sinh lớp 10/20 Trường THPT Phan Châu Trinh) chia sẻ: “Hai năm qua em ở nhà dự khai giảng trực tuyến. Hôm nay được trực tiếp đến trường khai giảng, gặp các bạn mới em cảm thấy rất háo hức”.

Năm học này, Đà Nẵng tiếp tục hỗ trợ 100% học phí cho trẻ mầm non và học sinh phổ thông trong năm học 2022 - 2023. Đây là năm học thứ 3 TP triển khai chính sách này.

Lễ khai giảng tại trường THPT Phan Châu Trinh, Đà Nẵng.

Tại Quảng Trị, hơn 170.000 học sinh các bậc học trên địa bàn tỉnh chính thức bước vào năm học mới 2012 - 2023. Lễ khai giảng tại Quảng Trị diễn ra đồng loạt cùng với các trường trong cả nước vào lúc 7 giờ 30 sáng 5/9/2022.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng đánh trống khai giảng năm học mới tại trường Tiểu học xã Thuận.

Bước vào năm học mới này, Quảng Trị có 399 trường, trong đó công lập 378 trường, tư thục 21 trường. Theo Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị, trong những năm qua, việc sáp nhập, sắp xếp lại mạng lưới trường lớp đã giảm được đầu mối, tinh gọn bộ máy, tăng quy mô trường lớp, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý.

Để chuẩn bị cho năm học mới, ngành giáo dục Quảng Trị đã phối hợp với cơ quan chức năng để đầu tư, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất cho các trường phổ thông có học sinh bán trú, trường mầm non và các trường ở vùng đặc biệt khó khăn, biên giới.

Đồng thời, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 643/CT-BGDĐT ngày 10/6/2022 của Bộ GD&ĐT, ngành giáo dục tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo các trường bố trí nguồn kinh phí hợp lý và huy động các nguồn hỗ trợ để mua sách giáo khoa cho các thư viện trường học, tổ chức cho học sinh mượn sách giáo khoa để học tập. Vận động học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau tiếp tục được mượn và sử dụng.

Tại Quảng Ngãi, hơn 280.000 học sinh nô nức bước vào năm học mới 2022 - 2023. Để chuẩn bị tốt cho năm học này, ngành giáo dục tỉnh đã tập trung bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Học sinh Quảng Ngãi nô nức dự lễ khai giảng năm học mới.

Đối với việc thừa, thiếu giáo viên, Sở GD&ĐT, các huyện, thị xã, thành phố đã thực hiện công tác điều chuyển giáo viên từ nơi thừa đến nơi thiếu để bố trí và phân công giáo viên phù hợp. Đồng thời, đang triển khai kế hoạch tuyển dụng giáo viên năm 2022.

Trước khi khai giảng năm học mới, UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tăng tốc độ tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên; đặc biệt ưu tiên trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi liều cơ bản, trẻ em từ 12 đến 17 tuổi liều nhắc lại.

Tại Thừa Thiên Huế, khoảng 280.000 học sinh trên địa bàn tỉnh nô nức đến trường, dự lễ khai giảng năm học 2022 - 2023 trực tiếp - một lễ khai giảng được các trường tổ chức thật rộn ràng sau đại dịch Covid-19.

Lễ khai giảng năm học mới 2022 - 2023 được các trường trên địa bàn Thừa Thiên Huế tổ chức với tinh thần nhanh, gọn và tiết kiệm, tạo không khí vui tươi cho các em trước khi bắt đầu bước vào năm học mới.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

25 Jun, 04:45 AM

Kinhtedothi - Vấn đề dạy thêm, học thêm (DTHT) một lần nữa làm nóng tại nghị trường Quốc hội. Đề cập giải pháp quản lý hoạt động này, Bộ GD&ĐT tiếp tục nêu đề xuất đưa dạy thêm trở thành ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Dư luận đồng thuận cho rằng phải quản lý tốt việc DTHT tránh tràn lan, gây hệ lụy lâu dài cho xã hội và nâng cao chất lượng giáo dục

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

24 Jun, 05:45 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi vào lớp 10 hàng năm áp lực, căng thẳng, được đánh giá là "khó hơn thi vào đại học". Vậy nên, dư luận, phụ huynh, học sinh đều bày tỏ sự đồng tình rất lớn với đề xuất của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về việc xem xét bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề để sớm chấm dứt kỳ thi kinh hoàng vào lớp 10.

Để chính sách đi đường dài

Để chính sách đi đường dài

18 Jun, 06:04 AM

Kinhtedothi - Chính sách miễn, hỗ trợ học phí là bước tiến dài trên hành trình bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục công bằng, toàn diện cho mọi người dân. Vui mừng, háo hức, muốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện là điều ai cũng muốn nhưng vẫn còn đó không ít trăn trở, đòi hỏi phải có sự cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng.

Nhân văn và công bằng

Nhân văn và công bằng

13 Jun, 04:37 AM

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội dự kiến chi hơn 3.000 tỷ đồng hỗ trợ bữa ăn bán trú cho khoảng 768.000 học sinh tiểu học cả công lập và tư thục trong năm học 2025 - 2026. Chính sách này không chỉ thể hiện sự quan tâm thiết thực của TP đối với học sinh mà còn nhận được sự đồng thuận từ đông đảo phụ huynh và Nhân dân Thủ đô.

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

28 May, 05:39 AM

Kinhtedothi - Chia sẻ với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Trần Thanh Bình đánh giá, Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực, đi vào cuộc sống, đã tạo nhiều điều kiện, hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ