Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Học sinh phổ thông có thể được miễn phí vé tham quan di tích, bảo tàng

Kinhtedothi – Bộ GD&ĐT vừa công bố Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục để lấy ý kiến rộng rãi.
Học sinh Trường THCS - THPT Newton tham gia trải nghiệm tại Khu di tích lịch sử Đền thờ Hai Bà Trưng, huyện Mê Linh, Hà Nội.

So với Nghị định 84/2024/NĐ-CP ngày 17/7/2020, dự thảo lần này có nhiều điểm sửa đổi bổ sung về học bổng khuyến khích học tập và quy định miễn giảm giá vé dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên.

Học bổng cho học sinh trường chuyên, trường năng khiếu

Dự thảo sửa đổi nhiều nội dung, trong đó có điều kiện cụ thể xét, cấp học bổng khuyến khích học tập cho các đối tượng là học sinh trường chuyên, các trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục thể thao (khoản 1 Điều 8 Nghị định 84/2020/NĐ-CP).

Theo đó, học sinh trường chuyên có kết quả rèn luyện và kết quả học tập đạt mức tốt trong kỳ xét, cấp học bổng có điểm môn chuyên của học kỳ xét cấp từ 8,5 trở lên hoặc đạt một trong các giải từ khuyến khích trở lên trong kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia, khu vực hoặc quốc tế của năm đó.

Học sinh các trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao có kết quả rèn luyện đạt mức khá trở lên, kết quả học tập đạt từ mức đạt trong kỳ xét, cấp học bổng và đạt huy chương trong cuộc thi cấp quốc gia, khu vực hoặc quốc tế của năm học đó.

Dự thảo nêu: đối với học sinh phổ thông, theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, kết quả rèn luyện của học sinh trong từng học kỳ và cả năm học được đánh giá theo 1 trong 4 mức: tốt, khá, đạt, chưa đạt. Kết quả học tập của học sinh trong từng học kỳ và cả năm học được đánh giá theo 1 trong 4 mức: tốt, khá, đạt, chưa đạt.

Việc sửa đổi này là cần thiết để bảo đảm sự thống nhất về cách xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh theo yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Đối với học sinh, sinh viên cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, dự thảo giữ như quy định tại khoản 1 Điều 85 Luật Giáo dục, không bổ sung thêm điều kiện.

Học bổng với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học công lập

Dự thảo cũng sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 4 Điều 8 Nghị định 84/2020/NĐ-CP về nguồn hình thành học bổng khuyến khích học tập đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập. Về nội dung này, dự thảo Tờ trình Chính phủ đưa ra 2 phương án.

Phương án 1: đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, học bổng khuyến khích học tập được bố trí tối thiểu bằng 5% nguồn thu học phí đối với trường công lập và tối thiểu 2% nguồn thu học phí đối với trường tư thục.

Phương án 2: đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học: học bổng khuyến khích học tập được bố trí tối thiểu bằng 8% nguồn thu học phí hệ chính quy đối với trường công lập và tối thiểu 2% nguồn thu học phí đối với trường tư thục.

Đối với việc sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 4 Điều 8 Nghị định 84/2020/NĐ-CP, Bộ GD&ĐT lựa chọn Phương án 1. Theo phương án này, dự thảo Nghị định không có sự phân biệt học sinh, sinh viên học chương trình chính quy với người học chương trình vừa làm vừa học, đào tạo từ xa.

Dự thảo đồng thời bổ sung điểm d vào sau điểm c khoản 1 Điều 8 đối tượng cấp học bổng khuyến khích học tập là: “Sinh viên cơ sở giáo dục đại học thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 85 Luật Giáo dục đang học các chương trình đào tạo để thực hiện các Chương trình, Đề án phát triển nguồn nhân lực các ngành công nghiệp mới do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt”.

Dự thảo cũng bổ sung điểm c vào sau điểm b khoản 4 Điều 8 về nguồn cấp học bổng khuyến khích học tập. Theo đó, nhà nước cấp học bổng cho đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8. Kinh phí cấp học bổng được cân đối trong dự toán chi ngân sách nhà nước của lĩnh vực giáo dục, đào tạo hàng năm theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước

Dự thảo nghị định bổ sung quy định cụ thể về mức học bổng, nguyên tắc hưởng và phương thức chi trả học bổng khuyến khích học tập cho đối tượng nêu trên.

Miễn, giảm giá vé dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên

Dự thảo sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 10 về việc miễn, giảm giá vé dịch vụ công cộng về giao thông, về giải trí, tham quan viện bảo tàng, di tích lịch sử, công trình văn hóa.

Cụ thể, bổ sung 3 loại hình phương tiện giao thông công cộng mà học sinh, sinh viên được giảm giá vé: tàu điện trên cao, tàu điện ngầm, phà.

Dự thảo bỏ quy định học sinh, sinh viên được giảm giá vé dịch vụ khi trực tiếp sử dụng dịch vụ thư viện, vì không có khái niệm vé dịch vụ thư viện theo Luật Thư viện. Đồng thời, Luật Thư viện đã quy định quyền của người sử dụng thư viện đặc thù. Theo đó trẻ em có quyền được tạo điều kiện sử dụng tài nguyên thông tin phù hợp với lứa tuổi, cấp học tại thư viện công cộng, được miễn các khoản chi phí làm thẻ thư viện.

Dự thảo sửa đổi theo hướng quy định học sinh phổ thông được miễn phí tham quan các thiết chế văn hóa như: bảo tàng, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và chuẩn hóa từ ngữ để phù hợp với Luật Di sản văn hóa. Đối với sinh viên, dự thảo giữ quy định hiện hành tại Nghị định 84/2020/NĐ-CP (được giảm phí tham quan bảo tàng, di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh).

“Nội dung sửa đổi nêu trên tiếp thu ý kiến của đa số nhà giáo, người học, cơ quan quản lý giáo dục, có tác động tích cực đến việc học sinh phổ thông, nhất là học sinh tiểu học được tạo nhiều cơ hội tham gia học tập dưới hình thức trải nghiệm, khám phá thực tiễn. Hướng sửa đổi này phù hợp với mục đích, yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông hiện nay”, dự thảo nêu.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

25 Jun, 04:45 AM

Kinhtedothi - Vấn đề dạy thêm, học thêm (DTHT) một lần nữa làm nóng tại nghị trường Quốc hội. Đề cập giải pháp quản lý hoạt động này, Bộ GD&ĐT tiếp tục nêu đề xuất đưa dạy thêm trở thành ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Dư luận đồng thuận cho rằng phải quản lý tốt việc DTHT tránh tràn lan, gây hệ lụy lâu dài cho xã hội và nâng cao chất lượng giáo dục

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

24 Jun, 05:45 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi vào lớp 10 hàng năm áp lực, căng thẳng, được đánh giá là "khó hơn thi vào đại học". Vậy nên, dư luận, phụ huynh, học sinh đều bày tỏ sự đồng tình rất lớn với đề xuất của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về việc xem xét bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề để sớm chấm dứt kỳ thi kinh hoàng vào lớp 10.

Để chính sách đi đường dài

Để chính sách đi đường dài

18 Jun, 06:04 AM

Kinhtedothi - Chính sách miễn, hỗ trợ học phí là bước tiến dài trên hành trình bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục công bằng, toàn diện cho mọi người dân. Vui mừng, háo hức, muốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện là điều ai cũng muốn nhưng vẫn còn đó không ít trăn trở, đòi hỏi phải có sự cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng.

Nhân văn và công bằng

Nhân văn và công bằng

13 Jun, 04:37 AM

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội dự kiến chi hơn 3.000 tỷ đồng hỗ trợ bữa ăn bán trú cho khoảng 768.000 học sinh tiểu học cả công lập và tư thục trong năm học 2025 - 2026. Chính sách này không chỉ thể hiện sự quan tâm thiết thực của TP đối với học sinh mà còn nhận được sự đồng thuận từ đông đảo phụ huynh và Nhân dân Thủ đô.

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

28 May, 05:39 AM

Kinhtedothi - Chia sẻ với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Trần Thanh Bình đánh giá, Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực, đi vào cuộc sống, đã tạo nhiều điều kiện, hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ