Học sinh tuyệt đối không sử dụng thực phẩm được phát, tặng không rõ nguồn gốc
Sở GD&ĐT Hà Nội đề nghị các đơn vị tăng cường quán triệt các nhà trường tuyên truyền đến học sinh không sử dụng các sản phẩm phát, tặng không rõ nguồn gốc; phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng để quản lý các khu vực xung quanh cổng trường và trên địa bàn; tăng cường quản lý, chỉ đạo bảo đảm công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn trong trường học.

Trước đó, hơn 10 học sinh Trường THCS Bình Minh, huyện Thanh Oai đã phải nhập viện trong tình trạng đau bụng, buồn nôn sau khi uống sản phẩm nước uống đóng chai được phát miễn phí gần khu vực cổng trường.
Cụ thể, khoảng 13 giờ 20 phút ngày 30/9, tại cổng Trường THCS Bình Minh có một nhóm người lạ phát miễn phí sản phẩm trà mật ong Boncha vị ô long đào cho học sinh, trong đó có 263 học sinh uống sản phẩm trà mật ong Boncha vị ô long đào.
Đến 14 giờ 36 phút cùng ngày, học sinh N.H.H. (lớp 6) có triệu chứng đau bụng vùng rốn, buồn nôn, nhà trường đưa đến Trạm Y tế xã, sau đó chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Thanh Oai.
Đến 22 giờ cùng ngày, Bệnh viện Đa khoa Thanh Oai tiếp nhận 12 bệnh nhân có cùng triệu chứng; đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn đến từ Trường THCS Bình Minh. Các bệnh nhân được chẩn đoán theo dõi ngộ độc thực phẩm.
Sáng 1/10, 13 học sinh sức khỏe ổn định, dự kiến 17 giờ ngày 1/10/2024 ra viện, không phát hiện bệnh nhân mới.
Hiện các đơn vị chức năng của huyện Thanh Oai đang khẩn trương làm rõ sự việc. Mẫu sản phẩm nước uống nêu trên đã gửi kiểm nghiệm tại Viện kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia.
Theo Phòng GD&ĐT huyện Thanh Oai, đơn vị đã thông tin để các trường trên địa bàn tăng cường phối hợp với các bậc phụ huynh, giáo dục con em không ăn quà vặt ngoài cổng trường và tuyệt đối không nhận đồ ăn, đồ uống từ người lạ.
Liên quan đến sự việc này, Chi cục ATVSTP đề nghị địa phương, nhà trường, cơ sở y tế tiếp tục theo dõi, giám sát sức khỏe của các học sinh, phát hiện bệnh nhân mới và báo cáo theo quy định.
Bên cạnh đó, các đơn vị đẩy mạnh tuyên truyền cho cộng đồng, phụ huynh học sinh về kiến thức việc sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ. Khi trẻ có biểu hiện nghi ngờ sử dụng thực phẩm không an toàn cần đến ngay cơ sở y tế để khám.
Trước đó, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 210/KH-UBND ngày 11/7/2024 về chuyên đề “Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm trong và xung quanh cổng trường học trên địa bàn TP Hà Nội”.
Kế hoạch nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, xác định trách nhiệm và hành động của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ sở giáo dục, doanh nghiệp, cá nhân trong bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm (ATTP) trong và xung quanh cổng trường học.
Cùng với đó đẩy mạnh công tác quản lý ATTP, chủ động phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm đối với học sinh trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn Hà Nội.

Hà Nội đặt mục tiêu nâng tỷ lệ cơ sở giáo dục tư thục lên 21%
Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội đã có kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 4/6/2019 của Chính phủ về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2025.

Đề xuất cơ sở giáo dục hỗ trợ sinh viên chịu thiệt hại bởi bão Yagi
Kinhtedothi - Bộ GD&ĐT đề nghị các cơ sở giáo dục ĐH, trường CĐ sư phạm thực hiện các biện pháp hỗ trợ đối với sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3 (Yagi).

Tăng cường kiểm tra giám sát các cơ sở giáo dục ngoài công lập
Kinhtedothi - Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản đề nghị các phòng, ban phối hợp tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục ngoài công lập và hỗ trợ những nơi gặp khó khăn.