Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Học viện NIIT hỗ trợ Việt Nam đào tạo kỹ sư CNTT cấp cao

Kinhtedothi - Với chứng chỉ NIIT theo chuẩn châu Á, sinh viên sau khi ra trường sẽ có nhiều cơ hội làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực CNTT.
Hôm nay (24/7), Học viện CNTT Quốc tế NIIT - Ấn Độ đã ký kết chuyển giao giáo trình đào tạo CNTT cấp cao cho trường Đại học Đông Đô, đồng thời cam kết sẽ cùng tiến hành đào tạo và kiểm tra năng lực sinh viên.

Đây được xem là một bước đột phá mới trong việc đào tạo sinh viên CNTT của trường Đại học Đông Đô. Trong bối cảnh hiện nay Việt Nam đang thiếu lao động CNTT chuyên sâu, đặc biệt là việc cung cấp kỹ sư CNTT cấp cao cho các công ty nước ngoài gặp nhiều khó khăn. Không những thế, hầu hết sinh viên ra trường đều thiếu về kiến thức và kỹ năng làm việc trong môi trường CNTT đòi hỏi tay nghề cao.

 
Ông Ramnarayan Banerjee, Giám đốc phát triển khu vực châu Á của NIIT chi sẻ với sinh viên trường Đông Đô
Ông Ramnarayan Banerjee, Giám đốc phát triển khu vực châu Á của NIIT chi sẻ với sinh viên trường Đông Đô
Chia sẻ tại buổi ký kết hợp tác, ông Ramnarayan Banerjee, Giám đốc phát triển khu vực châu Á của NIIT cho biết: "Bên cạnh việc hỗ trợ về giáo trình đào tạo CNTT, NIIT cam kết sẽ chịu trách nhiệm về đánh giá năng lực sinh viên và cung cấp giáo viên giỏi cho khoa CNTT, trường Đại học Đông Đô".

"Với việc học xong giáo trình đào tạo của NIIT, sinh viên sẽ được nhận một chứng chỉ về CNTT chuẩn châu Á của NIIT bên cạnh tấm bằng Đại học", ông Ramnarayan Banerjee cho biết thêm.

Còn ông Nguyễn Thanh Hải, Phó trưởng Khoa CNTT, trường Đại học Đông Đô chia sẻ: "Ngoài việc dạy văn hóa cho sinh viên trên giảng đường, trường Đông Đô muốn kết hợp mô hình "Sinh Viên - Nhà Trường - Doanh Nghiệp" lại với nhau để sinh viên có thể tiếp cận doanh nghiệp nhằm hiểu doanh nghiệp cần gì ở các bạn, còn doanh nghiệp được theo dõi, đánh giá và kiểm tra năng lực sinh viên ngay khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường".

"Nếu sinh viên đạt được chứng chỉ NIIT theo chuẩn châu Á thì cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài là rất lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản đang hướng đến tìm kiếm lao động CNTT chất lượng cao tại Việt Nam. Với giáo trình đào tạo NIIT khoa CNTT, Đại học Đông Đô hi vọng sẽ đào tạo nên các kỹ sư CNTT tương lai đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp nước ngoài", ông Hải nói.

Được thành lập năm 1981 tại Ấn Độ, đến nay NIIT đang là một trong Học viện hàng đầu thế giới trong lĩnh vực đào tạo và cung cấp các giải pháp công nghệ thông tin. NIIT có mặt tại hơn 40 quốc gia, cung cấp các giải pháp đào tạo, phần mềm và giải pháp tri thức cho các tổ chức, các tập đoàn đa quốc gia như Worldbank, Citigroup, British Airways, Ford Motors, IBM, Microsoft…

NIIT đã và đang đào tạo hơn 4 triệu học viên trên toàn cầu và rất nhiều người trong số đó hiện đang làm việc cho các tập đoàn hàng đầu thế giới: Sun Microsystems, Merryll Lynch, Hewlett Packard, Microsoft, IBM, Citibank...

Tại Châu Á, NIIT là Học viện đầu tiên và duy nhất trong 5 năm liên tiếp được IDC xếp hạng một trong 20 Học viện Đào tạo CNTTT hàng đầu thế giới. Học viện cũng được đưa vào danh sách “500 Superbrands” (Nhãn hiệu mạnh) do Hội đồng Superbrands bình chọn từ năm 2003.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Công nghệ thực phẩm - ngành học với sức khỏe

Công nghệ thực phẩm - ngành học với sức khỏe

18 May, 09:07 AM

Kinhtedothi - Trong xã hội hiện nay, ngành công nghệ thực phẩm giữ vai trò quan trọng với việc bảo đảm nguồn cung cấp thực phẩm an toàn và bền vững, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Ngành học này còn đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên và chuyên gia, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ