Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hối hả làng "bánh chưng"

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Một không khí hối hả, nhà nhà làm bánh, người người làm bánh, mỗi người một việc, từ người già cho đến trẻ em. Đó là cảm nhận của chúng tôi khi đến thôn Tranh Khúc (xã Duyên Hà, Thanh Trì, Hà Nội) vào những ngày giáp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ.

Hộ gia đình chị Nguyễn Thị Thắng đang gói bánh chưng phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Ngọ.
Hộ gia đình chị Nguyễn Thị Thắng đang gói bánh chưng phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Ngọ.
Có mặt tại gia đình chị Đặng Thị Thắng, hàng chục người trong gia đình được chia ra làm các việc làm nhân, sắp lá, gói bánh, buộc bánh... Chị Thắng cho biết: “Việc gói bánh tập trung cao điểm nhất từ 25 đến 28 tháng Chạp, những ngày này gia đình tập trung gói cả ngày và đêm. Từ trẻ em đến người già, mỗi người một việc. Người gói thạo, trường hợp lá dong đã được sắp sẵn, trung bình 1 tiếng mỗi người gói được khoảng 100 chiếc bánh”.

Chị Thắng cũng cho biết thêm, các đơn hàng đều do khách tự tìm đến đặt và qua các mối hàng của gia đình. Bánh chưng được phục vụ chủ yếu cho các khách hàng ở trung tâm Hà Nội. “Để có được chiếc bánh chưng ngon cần đều từ gạo, đỗ và thịt, nhiều thịt quá hay đỗ quá cũng không ngon. Nếu gói bằng lá dong nếp ở quê thì bánh chưng sẽ rất thơm” -  chị Thắng tâm sự.
Chuẩn bị lá dong để gói bánh.
Chuẩn bị lá dong để gói bánh.
Theo tìm hiểu của phóng viên, ở đây giá mỗi chiếc bánh chưng phục vụ Tết không cố định mà phụ thuộc nhiều vào yêu cầu đặt hàng của khách, bình thường có 3 loại giá từ 10.000 đến 30.000 đồng. Đa số các hộ gia đình làm bánh ở đây đều cho khẳng định thị trường bánh chưng năm nay không như những năm trước, giảm khoảng 30% so với năm 2012.

Theo ông Nguyễn Đăng Huấn, Chủ tịch UBND xã Duyên Hà, hiện toàn xã có 215 gia đình làm nghề gói bánh chưng, tập trung chính ở thôn Tranh Khúc. Các hộ gia đình ở đây làm bánh chưng quanh năm, theo các đơn đặt hàng của khách, nhưng mang tính thời vụ, thời điểm cao điểm nhất là dịp Tết Nguyên đán. “Làng Tranh Khúc được công nhận là làng nghề truyền thống từ năm 2011 với tên đầy đủ: Làng nghề truyền thống bánh chưng, bánh dày thôn Tranh Khúc. Người dân nơi đây gói bánh chưng không dùng khuôn mà gói bằng tay nhưng vừa nhanh bánh chưng lại vừa vuông và đẹp. Đây là nét đặc trưng tạo nên thương hiệu bánh chưng Tranh Khúc”- ông Huấn cho biết.
Hối hả làng "bánh chưng" - Ảnh 1
Ông Huấn cũng cho biết thêm, 2 năm trở lại đây do kinh tế khó khăn nên sức tiêu thụ bánh chưng của các hộ làm bánh chậm. Hướng đi mới cần mở rộng thị trường tiêu thụ, tới đây để bánh chưng Tranh Khúc nổi tiếng và có nhiều đơn đặt hàng ở xa hơn, xã sẽ giao cho hợp tác xã giúp các hộ dân trong khâu tiêu thụ, giải quyết đầu ra cho bánh chưng Tranh Khúc.

Một số hình ảnh các công đoạn từ chuẩn bị đến 
gói và luộc bánh chưng của người dân Tranh Khúc:
Hối hả làng "bánh chưng" - Ảnh 2
Hối hả làng "bánh chưng" - Ảnh 3
Hối hả làng "bánh chưng" - Ảnh 4
Hối hả làng "bánh chưng" - Ảnh 5
Hối hả làng "bánh chưng" - Ảnh 6
Hối hả làng "bánh chưng" - Ảnh 7
Hối hả làng "bánh chưng" - Ảnh 8