Đóng góp quan trọng của đối ngoại địa phương
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, từ Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 19 năm 2018 đến nay, tình hình thế giới và khu vực đã biến chuyển rất phức tạp, sâu sắc. Trong đó, đại dịch Covid-19 kéo dài gần 2 năm qua đã và đang ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế- xã hội của các quốc gia và giao lưu quốc tế.
Bộ trưởng khẳng định, chúng ta đã tranh thủ sự ủng hộ kịp thời, hiệu quả của quốc tế về vaccine, thiết bị y tế và thuốc điều trị Covid-19, trực tiếp phục vụ phòng, chống dịch Covid-19, tạo điều kiện cho cả nước và các địa phương chuyển sang thích ứng an toàn với dịch Covid-19, phục hồi và phát triển kinh tế xã hội. Theo đó, ngoại giao văn hóa, thông tin đối ngoại, công tác người Việt Nam ở nước ngoài và bảo hộ công dân tiếp tục được triển khai mạnh mẽ đồng bộ, có những bước phát triển mới. Những thành tựu chung đó của đối ngoại, có đóng góp quan trọng của đối ngoại địa phương, theo Bộ trưởng
Với sự chỉ đạo, hướng dẫn phối hợp và hỗ trợ của các cơ quan Trung ương, các địa phương đã thực hiện tốt công tác biên giới lãnh thổ, góp phần xây dựng đường biên giới hòa bình hữu nghị và hợp tác phát triển; tích cực bảo hộ công dân, đặc biệt là tiếp nhận an toàn công dân ta từ nước ngoài về nước do tác động của dịch Covid 19.
Ngoại giao văn hóa ở các địa phương ngày càng được chú trọng, quảng bá hình ảnh các địa phương tới bạn bè quốc tế, số lượng hồ sơ di sản của địa phương trình lên và được UNESCO công nhận ngày càng tăng.
Bộ trưởng Ngoại giao khẳng định, những kết quả quan trọng này có được là nhờ tính đúng đắn trong đường lối đối ngoại, chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng của Đảng và Nhà nước; sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo cầu sát của chính quyền địa phương; sự quyết tâm, nỗ lực của các cơ quan nga vụ địa phương: sự phối hợp, hỗ trợ của các ban, bộ, ngành ở Trung ương và địa phương.
“Bộ Ngoại giao luôn coi trọng phối hợp, hỗ trợ, hướng dẫn và đồng hành cùng các địa phương trong triển khai công tác đối ngoại địa phương, bảo đảm thực hiện đúng dẫn chủ trương, đường lối, chính sách đổi ngoại của Đảng và Nhà nước, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của địa phương”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, phấn khởi trước những kết quả quan trọng đã đạt được, song không tự mãn, chủ quan bởi tình hình quốc tế và trong nước đang chuyển biến mau lẹ, phức tạp, đặt ra nhiều vấn đề, yêu cầu về đối nội và đối ngoại, trong đó có công tác đối ngoại địa phương.
Đại hội XIII của Đảng đã xác định rõ vị trí, nhiệm vụ của công tác đối ngoại, theo đó tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước, đồng thời, đề ra chủ trương “xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân".
Tập trung 4 nhiệm vụ
Căn cứ định hướng phát triển đất nước và đường lối đối ngoại của Đảng đề ra tại Đại hội XIII, với chủ đề của Hội nghị là “Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế của các địa phương”, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, gợi mở một số vấn đề để các đại biểu cùng thảo luận tại Hội nghị.
Thứ nhất, nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn vị trí, vai trò, nhiệm vụ của đối ngoại địa phương.
Trong điều kiện hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, tính toàn diện của nền ngoại giao Việt Nam trước hết thể hiện ở chủ thể thực hiện đối ngoại bao gồm cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các địa phương, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và nhân dân. Như vậy, đối ngoại địa phương là một lĩnh vực công tác quan trọng của chính quyền địa phương, là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị ở địa phương, đồng thời cũng là một bộ phận không tách rời trong công tác đối ngoại của đất nước.
Thứ hai, xác định phục vụ phát triển kinh tế- xã hội địa phương là nhiệm vụ ưu tiên và trung tâm của đối ngoại địa phương.
Quán triệt chủ trương đúng đắn của Đảng về “phát triển kinh tế-xã hội là nhiệm vụ trung tâm, đối ngoại địa phương trên cơ sở tranh thủ tối đa các yếu tế quốc tế thuận lợi, các một quan hệ đối ngoại rộng mở, các cam kết, thỏa thuận quốc tế để góp phần mở rộng không gian phát triển cho các địa phương, thu hút đầu tư, công nghệ tri thức, du lịch và các nguồn lực khác phục vụ phát triển nhanh, bền vững của địa phương.
Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2021-2030 đề ra chủ trương xây dựng nền ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ".
Bộ trưởng nhấn mạnh, để góp phần đưa chủ trương đúng dẫn này của Đảng đi vào cuộc sống, cần có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan đối ngoại, trong đó ngành Ngoại giao là nòng cốt và các địa phương với tư cách là "trung tâm phục vụ".
Thứ ba, không ngừng đổi mới, sáng tạo trong thực hiện công tác đối ngoại địa phương.
Trong triển khai đối ngoại địa phương, cần nắm bắt tốt các xu thế vận động, diễn biến của tình hình quốc tế và trong nước, vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của Đảng vào điều kiện đặc thù của từng địa phương, trên cơ sở đó có kế hoạch, đề án cụ thể với từng lĩnh vực đối ngoại, trong quan hệ với từng đối tác, nhất là các đối tác quan trọng, đối tác tiềm năng đối với phát triển của địa phương.
“Như Bác Hồ từng căn dặn “mọi việc thành công bởi chữ đồng", đối ngoại địa phương chỉ có thể phát huy tốt vai trò của mình khi có sự ủng hộ và đồng thuận của các cấp chính quyền, các ban, sở, ngành tại địa phương cũng như sự chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp và hỗ trợ của các cơ quan Trung ương. Trong đó, điểm đồng ở đây là cũng hướng đến sự phát triển bền vững của địa phương, từ đó đóng góp tích cực vào thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững đất nước”, người đứng đầu ngành Ngoại giao chia sẻ.
Cuối cùng, cần nâng cao năng lực của đối ngoại địa phương, trong đó then chốt là nâng cao năng lực cán bộ làm công tác đối ngoại địa phương.
Tại hội nghị, đại biểu đã nghe báo cáo tổng kết công tác đối ngoại địa phương kể từ Hội nghị ngoại vụ toàn quốc lần thứ 19 và định hướng công tác trong thời gian tới. Một số đại biểu cũng chia sẻ nhiều nội dung về công tác ngoại vụ phục vụ mục tiêu phát triển của địa phương; đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới; phát huy vai trò kết nối, hỗ trợ địa phương và doanh nghiệp vượt qua thử thách từ đại dịch Covid-19, hướng tới sự phục hồi toàn diện.
Bên lề hội nghị, triển lãm trưng bày các sản phẩm thương hiệu Việt Nam đã được tổ chức với sự tham gia của đông đảo doanh nghiệp địa phương.