Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hội nghị toàn quốc sinh viên khoa học cơ bản lần thứ nhất

KTĐT - Đa số các báo cáo tham gia hội nghị lần này đều có chất lượng tốt, nội dung phong phú, thể hiện khả năng nghiên cứu khoa học sâu sắc của sinh viên đến các lĩnh vực tự nhiên và xã hội.

KTĐT - Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Lộc Hùng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học-Đại học Huế, cho biết đa số các báo cáo tham gia hội nghị lần này đều có chất lượng tốt, nội dung phong phú, thể hiện khả năng nghiên cứu khoa học sâu sắc của sinh viên đến các lĩnh vực tự nhiên và xã hội.

Các nhà quản lý và sinh viên từ 10 trường khoa học cơ bản trong cả nước tham dự hội nghị khoa học của sinh viên các trường đại học khoa học cơ bản toàn quốc lần thứ nhất diễn ra ngày 5/12, tại thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên-Huế).

Gần 140 báo cáo tham luận của nhiều trường như Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn-Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn-Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Đà Lạt, Đại học Vinh, Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Đại học Sư phạm Đà Nẵng...đã được trình bày và thảo luận sôi nổi tại hội nghị.

Các đề tài thu hút sự chú ý nhiều nhất của hội nghị là: “Tội ác của Pol Pot-Iengsary gây ra ở An Giang giai đoạn 1977 – 1979” của Nguyễn Hoàng Bách Linh ở Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; “Ứng dụng công nghệ GIS cung cấp thông tin quy hoạch quản lý, sử dụng đất chi tiết trên mạng Intenet” của Hoàng Văn Hà và nhóm tác giả Đại học Khoa học Tự nhiên- Đại học Quốc gia Hà Nội; “Nghiên cứu đề xuất giải pháp cải tạo cảnh quan công viên dọc bờ sông Hương đoạn cầu Gia Hội - đường Nguyễn Bỉnh Khiêm” của Phan Thanh Tùng và nhóm tác giả Đại học Khoa học Huế; “Nghiên cứu xu thế biến đổi địa hình đới bờ biển tỉnh Thừa Thiên-Huế do nước biển dâng” của Đoàn Trung Hiếu Đại học Khoa học Tự nhiên- Đại học Quốc gia Hà Nội…

Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Lộc Hùng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học-Đại học Huế, cho biết đa số các cáo cáo tham gia hội nghị lần này đều có chất lượng tốt, nội dung phong phú, thể hiện khả năng nghiên cứu khoa học sâu sắc của sinh viên đến các lĩnh vực tự nhiên và xã hội.

Các tham luận cũng chú trọng đầu tư nhiều đề tài mang tính thời sự và thiết thực trong ứng dụng vào đời sống thực tiễn. Năng lực trình bày kết quả nghiên cứu thể hiện qua báo cáo tương đối tốt, có những công trình được thực hiện công phu và chất lượng, thể hiện niềm say mê nghiên cứu khoa học của sinh viên.

Những công trình khoa học này có tác dụng nâng cao chất lượng đào tạo; giúp cho sinh viên có thể tiếp cận và làm quen với phương pháp nghiên cứu, rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo, nâng cao năng lực nghiên cứu độc lập và phong cách làm việc khoa học; góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề khoa học và xã hội đặt ra…/.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

12 Jul, 10:32 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi lớp 10 năm học 2025 – 2026 tại Hà Nội dần khép lại, đa số học sinh đã chốt được ngôi trường mình tiếp tục theo học ở bậc THPT. Tuy nhiên, vẫn có số ít em, hoặc đỗ nhiều nguyện vọng, hoặc không đỗ nguyện vọng nào, vẫn đang xuôi ngược tìm kiếm, tính toán để “chốt” trường.

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

12 Jul, 05:01 AM

Kinhtedothi - Giáo dục mầm non là một ngành sư phạm đặc thù bởi đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục chính là trẻ em - những mầm xanh tương lai của đất nước. Tuy là ngành học đòi hỏi nhiều tâm sức và đặc biệt vất vả, nhưng sức hút của nghề này lại vô cùng mạnh mẽ theo cách rất riêng.

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

11 Jul, 09:33 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?" nhằm nhận diện những điểm nghẽn, thách thức và cơ hội trong quá trình đổi mới giáo dục đại học.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ