Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hỏi xoáy - Đáp xoay đãi khán giả món mầm đá

KTĐT - Trả lời về chất lượng chương trình Thư giãn cuối tuần, chuyên mục Hỏi xoáy – Đáp xoay đa phần độc giả đều cho rằng ngày càng nhạt, kém chất lượng và khẳng định nhà đài đang thiếu tôn trọng khán giả.
Ở lứa tuổi nào, khán giả xem truyền hình đều yêu thích và mong chờ những chương trình thư giãn, hài hước mang lại tiếng cười cho họ. Tuy nhiên, nhiều khán giả cho rằng nhà đài đang biến những chương trình thư giãn cho khán giả thành chương trình tâm sự, cạnh khóe của các diễn viên.

Trần Văn Trường (65 tuổi, Cán bộ về hưu, khu tập thể cơ khí Hà Nội): Món mầm đá

Là cán bộ về hưu, những người như lứa tuổi chúng tôi ngoài thời gian đọc sách báo, quây quần với cuộc sống tuổi già bên gia đình, chúng tôi rất cần đến những chương trình thư giãn, giải trí của đài truyền hình.

Khi chương trình Thư giãn cuối tuần lên sóng, tôi háo hức chờ đợi món ăn tinh thần thiết thực của cuộc sống. Trong chương trình ấy, tôi đặc biệt thích chuyên mục Hỏi xoáy – Đáp xoay. Những ngày đầu được xem chuyên mục này tôi nhận thấy, đây là một chương trình giải trí tốt, thiết thực, đúng nhu cầu thưởng thức của khán giả truyền hình.

Nhưng gần đây, tôi thật sự thất vọng với nhà đài, bởi Hỏi xoáy – Đáp xoay ngày càng chán, vừa nhạt vừa nhảm. Đặc biệt là sự xuất hiện của nhân vật mới có khuôn mặt nghiêm nghị, râu ria lồm xồm.

Nhà đài đang nhận tiền thật nhưng lại làm đồ rởm. Truyền hình hoạt động bằng ngân sách Nhà nước do dân chúng tôi đóng thuế vậy mà lại coi thường chúng tôi.

Tôi có cảm giác, họ đang bố thí món ăn tinh thần cho khán giả xem truyền hình: bữa hay, bữa dở.

Tôi cũng không bức xúc với nhà đài bởi đây cũng chỉ là những trò vui chơi giải trí. Nhưng đã là giải trí thì phải mang tính trí thức, tên chương trình là Hỏi xoáy – Đáp xoay thì hãy hỏi những thứ chúng tôi cần, đáp những thứ chúng tôi mong. Đừng biến chương trình Hỏi xoáy – Đáp xoay thành chuyên mục than thở thân phận nhân vật.

Đặc biệt, khi chương trình thay đổi nhân vật từ Giáo sư Cù Trọng Xoay sang Học sĩ Xoày Trọng Chấm, nó đã làm mất hết tính tri thức của chương trình, thay vào đó là những câu chuyện có nội dung vớ vẩn.

Tôi không biết những khán giả khác họ cảm nhận như thế nào, còn tôi là người có trình độ, tôi đánh giá nó chẳng ra gì, thậm chí tôi còn thấy nó phản văn hóa.

Theo tôi, khi xuất hiện nhân vật mới này thì chương trình trở thành vô nghĩa, nó chẳng mang lại ích lợi gì cho người xem. Không đúng với mục đích thư giãn mà nội dung truyền tải cũng không có thông tin mang tính chất khoa học.

Tôi cảm nhận, cách làm của truyền hình gần đây là không có trách nhiệm với nội dung phát sóng và đồng thời không tôn trọng khán giả. Sở dĩ tôi nói như vậy bởi chỉ nghe cái tên nhân vật đã thấy nó ngô nghê rồi, thời buổi bây giờ làm gì có Học sĩ.

Học sĩ chỉ có trong thời phong kiến ngày xưa. Chẳng hạn Học sĩ Trần Cao Khải được cái tước, cái danh hiệu này là do triều đình phong cho, bây giờ làm gì có Học sĩ. Vì vậy, bản thân diễn viên là cái gì thì nhân vật nên xưng thật là cái đó, chứ đừng có xưng là Học sĩ.

Với những người không biết Học sĩ là cái gì thì nghe xong, người ta để đó, còn với người hiểu biết, xem xong người ta sẽ phản ánh ngay mấy ông làm chương trình này đang xạo. Hoặc có khi mấy anh làm chương trình cũng không biết Học sĩ là cái gì, nói đại cho xong.
 
 
Đừng biến chương trình Hỏi xoáy – Đáp xoay thành chuyên mục than thở thân phận nhân vật.

Sau mục đích thư giãn, khán giả chúng tôi cần ở nhà đài những thông tin có tính chất khoa học và đời sống. Yếu tố hài đi kèm là để dễ truyền tải thông tin hơn, khán giả đón nhận thông tin một cách nhẹ nhàng, vui vẻ hơn. Nên hài cũng phải có tri thức.

Một tuần, chương trình thư giãn chỉ phát sóng có một lần, vì vậy khán giả chúng tôi hồi hộp chờ đợi cho nhanh đến thứ 7 để tận hưởng những trận cười sảng khoái với nội dung hài của nhà đài.

Nhưng nhà đài dường như lại đãi khán giả chúng tôi một món ăn mầm đá như Trạng Quỳnh đãi Vua, chúng tôi chờ mãi đến cuối tuần để xem nội dung một tiểu phẩm hài nhạt như nước ốc.

Lê Hữu Ninh (Cán bộ doanh nghiệp, 36 tuổi, Khu đô thị mới Văn Khê, Hà Nội): Buổi tâm tình rởm

Cuộc sống hiện đại ngày nay, đa phần quỹ thời gian của chúng tôi bị công việc chiếm hết. Tôi nghĩ, cuộc sống càng bận rộn càng cần nhiều những tiếng cười sảng khoái. Vì vậy, tôi không bỏ qua bất kỳ chuyên mục thư giãn nào của đài truyền hình khi có thời gian nghỉ ngơi, giải trí.

Cụ thể vào chuyên mục Hỏi xoáy – Đáp xoay, trong khi thời lượng phát sóng được 10 phút mà trong chương trình phát sóng gần đây, nhà đài biến nội dung của Hỏi xoáy – Đáp xoay thành những buổi tâm sự, cạnh khóe nhau của các nhân vật chiếm 2/3 thời lượng phát sóng của cả chuyên mục.

Tôi nghĩ, nhà đài đang quá coi thường khán giả chúng tôi, biến chương trình thư giãn hài hước thành buổi tâm tình, trò chuyện của mấy ông Học sĩ, Giáo sư rởm.

Marie Sen (32 tuổi, công chức): Tìm cái để cười thêm

Cuộc sống ngày nay rất cần những tiếng cười giễu nhại, cười hóm hỉnh, cười cái hách dịch của con người, cười sảng khoái… nhưng nó quá ít. Tôi biết chương trình thư giãn của nhà đài đang nhạt dần nhưng vợ chồng tôi vẫn thích xem.

Nhà đài cho xem cái gì, tôi đón nhận cái đó và cảm thấy sung sướng. Thực tế, lâu nay nhà đài chưa làm được sản phẩm hài nào cho ra trò, toàn làm theo kiểu tùy hứng. Vì vậy, trong lúc mình không có được cái hay ho để xem, mình cứ xem những thứ cỏn con của nhà đài để cười trong chốc lát.

Tôi quan niệm, nếu thấy cười chưa đủ thì đi rạp coi phim hài, hoặc đi coi hài kịch, hoặc lên youtube tìm clip hài. Kiểu gì cũng có cái để cười.

 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tỉnh Bắc Giang dôi dư 77 trụ sở sau khi sắp xếp cấp xã

Tỉnh Bắc Giang dôi dư 77 trụ sở sau khi sắp xếp cấp xã

03 May, 01:19 PM

Kinhtedothi - Theo phương án sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã và huyện trên địa bàn, tỉnh Bắc Giang dự kiến tiếp tục sử dụng 171 trụ sở, đồng thời dôi dư 77 trụ sở, trong đó phần lớn là trụ sở cấp xã.

Đặc xá dịp 30/4 - 1/5: minh chứng của lòng khoan dung và niềm tin cải hóa

Đặc xá dịp 30/4 - 1/5: minh chứng của lòng khoan dung và niềm tin cải hóa

01 May, 04:44 PM

Kinhtedothi - Sáng 1/5/2025, tại Trại tạm giam Công an TP Đà Nẵng, Đại tá Phan Văn Dũng - Phó Giám đốc Công an TP, Thủ trưởng Cơ quan Thi hành án hình sự, Trưởng Tiểu ban Chỉ đạo đặc xá đã chủ trì Lễ công bố Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước cho 34 phạm nhân đủ điều kiện được tha tù trước thời hạn, đang chấp hành án tại các cơ sở giam giữ thuộc Công an TP.

Biển người đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh chờ xem pháo hoa

Biển người đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh chờ xem pháo hoa

30 Apr, 07:35 PM

Kinhtedothi - Mặc dù thông báo 21 giờ mới tổ chức bắn pháo hoa nhưng ngay từ sớm hàng nghìn người dân đã kéo về khu trung tâm TP Hồ Chí Minh để để vui chơi, biểu diễn nghệ thuật 3D mapping và tìm vị trí đẹp chờ màn bắn pháo hoa mừng lễ 30/4.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ