Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hôm nay, khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV – bàn những quyết sách lịch sử với sự phát triển của đất nước

Kinhtedothi- Sáng nay, ngày 5/5/2025, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV sẽ chính thức khai mạc tại Nhà Quốc hội. Kỳ họp dự kiến diễn ra 37 ngày làm việc, được xem là kỳ họp lịch sử bàn về những quyết sách lịch sử, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.

Như Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chỉ rõ, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm thể chế hóa kịp thời các chủ trương, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nhất là các nội dung vừa được thông qua tại Hội nghị Trung ương 11 vừa qua. Trong đó, trọng tâm là việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp và các luật phục vụ cho việc sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; tháo gỡ triệt để những rào cản, khó khăn, vướng mắc về thể chế để tạo hành lang pháp lý, tạo nền tảng cho phát triển, khơi thông các điểm nghẽn, nguồn lực, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với tinh gọn bộ máy, kiến tạo không gian phát triển mới cho địa phương cả nước.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Hội nghị giữa Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội với Tổ trưởng Tổ đảng, Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm quán triệt và thống nhất một số nội dung trọng tâm trình Quốc hội tại Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Quochoi.vn

Kỳ họp dự kiến diễn ra 37 ngày làm việc theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội, được tiến hành theo 2 đợt: Đợt 1 từ ngày 5/5 đến ngày 29/5/2025; đợt 2 bắt đầu từ ngày 11/6 và dự kiến bế mạc vào ngày 30/6/2025.

Tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định 54 nội dung về công tác lập hiến, lập pháp, gồm 3 nghị quyết về công tác lập hiến và 51 luật, nghị quyết thuộc công tác lập pháp. Quốc hội cũng sẽ xem xét 14 nhóm nội dung về kinh tế-xã hội, ngân sách Nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác, cụ thể: xem xét Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; tình hình triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; xem xét Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2024 và những tháng đầu năm 2025.

Đáng chú ý, Kỳ họp sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh; xem xét, quyết định việc thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia và bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia; xem xét, quyết định việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; xem xét, quyết định ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031; xem xét, thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2026; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Bên cạnh đó, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng khác.

Trong đó, liên quan đến nội dung sửa đổi Hiến pháp 2013, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy cho biết, dự kiến, Quốc hội sẽ ban hành Nghị quyết sửa đổi, bổ sung khoảng 8/120 điều của Hiến pháp năm 2013, liên quan đến quy định về MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các quy định về chính quyền địa phương các cấp… Ngay tại phiên khai mạc Kỳ họp 9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ đề nghị Quốc hội xem xét quyết định thành lập Ủy ban sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013. Sau khi thành lập, Ủy ban này sẽ nghiên cứu, xây dựng dự thảo nghị quyết về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp. Dự thảo nghị quyết này sẽ được công bố lấy ý kiến Nhân dân, theo kế hoạch là từ ngày 6/5 và diễn ra trong khoảng 1 tháng.

“Ủy ban sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp sẽ tổng hợp tiếp thu ý kiến của Nhân dân và đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp để báo cáo Quốc hội xem xét thông qua nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp, chậm nhất trước ngày 26/6, làm cơ sở pháp lý để Quốc hội xem xét thông qua các luật liên quan đến tổ chức bộ máy và chính quyền địa phương 2 cấp” - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội cho biết.

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV dự kiến diễn ra 37 ngày làm việc theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội, được tiến hành theo 2 đợt: Đợt 1 từ ngày 5/5 đến ngày 29/5/2025; đợt 2 bắt đầu từ ngày 11/6 và dự kiến bế mạc vào ngày 30/6/2025. (Ảnh: Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV)

Trước phiên khai mạc Kỳ họp, các đại biểu Quốc hội đã nhận định, các luật, nghị quyết được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp này thể hiện những quyết sách kịp thời, đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn cuộc sống; đồng thời đây là tiền đề, cơ sở pháp lý rất quan trọng nhằm phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách, tạo đột phá để phát triển đất nước. Do đó, để đảm bảo kỳ họp diễn ra thành công, đạt được các mục tiêu đề ra, Kỳ họp sẽ bám sát những định hướng, chủ trương, lãnh đạo, chỉ đạo, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, nhất là Hội nghị Trung ương 11 để xem xét, cho ý kiến từng dự án luật, nghị quyết. Đặc biệt là thực hiện nghiêm Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Tại Hội nghị giữa Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội với Tổ trưởng Tổ đảng, Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm quán triệt và thống nhất một số nội dung trọng tâm trình Quốc hội tại Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã nhấn mạnh: “Kỳ họp lần này là lịch sử của lịch sử, nhiều vấn đề rất quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Chưa bao giờ chúng ta làm cách mạng về tinh gọn bộ máy lớn như thế. Giai đoạn một chúng ta sáp nhập các cơ quan của Đảng, cơ quan của Quốc hội, cơ quan Chính phủ, ở các địa phương. Nhưng giai đoạn hai này là giai đoạn cực kỳ khó khăn, không đơn giản. Đòi hỏi chúng ta phải lãnh đạo cả về chính trị, tư tưởng, để thực hiện cuộc cách mạng thành công, thần tốc”.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị mỗi đại biểu Quốc hội phải thực sự đổi mới tư duy và phương pháp làm việc, dành thời gian tối đa cho hoạt động của Quốc hội, chủ động nghiên cứu tài liệu, sâu sát vấn đề. Mỗi ý kiến đóng góp phải xuất phát từ tâm huyết, trí tuệ và trách nhiệm cao nhất với đất nước và cử tri; đấu tranh với tư tưởng cục bộ, lợi ích nhóm; hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, góp phần vào sự thành công của Kỳ họp, đáp ứng sự tin tưởng và kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Trích dẫn
Trích dẫn 1

Theo thông cáo báo chí về phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Sáng 5/5, trước giờ khai mạc Kỳ họp, vào 7 giờ 15 phút, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Vào 8 giờ, Quốc hội tiến hành họp phiên trù bị. Tại phiên họp trù bị, các đại biểu Quốc hội nghe Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu; nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Lê Quang Tùng trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Sau đó, Quốc hội tiến hành thảo luận và biểu quyết thông qua chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Vào 9 giờ cùng ngày, Quốc hội họp Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội.

Phiên khai mạc được truyền hình, phát thanh trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam (VTV1), Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV1)

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tổng Bí thư Tô Lâm: Lắng nghe ý kiến Nhân dân để tập trung sửa đổi Hiến pháp

Tổng Bí thư Tô Lâm: Lắng nghe ý kiến Nhân dân để tập trung sửa đổi Hiến pháp

05 May, 01:45 PM

Kinhtedothi - Sáng 5/5, Quốc hội thảo luận tại tổ về đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Phát biểu tại phiên thảo luận tổ của Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, yêu cầu sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp để phù hợp yêu cầu tình hình mới.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với trọng tâm là 2 nhóm nội dung

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với trọng tâm là 2 nhóm nội dung

05 May, 12:28 PM

Kinhtedothi - Sáng 5/5, tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày Tờ trình đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Tờ trình về việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Cử tri đánh giá rất cao cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, hướng mạnh về cơ sở

Cử tri đánh giá rất cao cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, hướng mạnh về cơ sở

05 May, 12:27 PM

Kinhtedothi- Sáng 5/5, tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã nghe Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV; Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ