Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hơn 1.000 học sinh Việt Nam, quốc tế thi Vô địch STEM, AI và Robotics 2024

Kinhtedothi - Ngày 21/12/2024, sau gần hai tháng triển khai vòng loại trên toàn quốc, vòng chung kết Cuộc thi Vô địch Quốc gia STEM, AI và Robotics 2024 (VSAR) chính thức diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia tranh tài của hơn 1.000 thí sinh (cả trực tiếp và trực tuyến).

Cuộc thi Vô địch Quốc gia STEM, AI và Robotics 2024 là sự kiện có quy mô lớn, do Báo Tiền Phong, Hội đồng Đội Trung ương cùng một số đơn vị phối hợp tổ chức.

Tham gia thi đấu vòng chung kết trực tiếp tại Hà Nội có hơn 900 thí sinh đến từ 20 tỉnh, TP trên cả nước.

Với mục tiêu khơi dậy đam mê học tập STEM, trí tuệ nhân tạo và robotics, cuộc thi đã thu hút sự tham gia tích cực của hàng ngàn thí sinh tại vòng loại và chọn lọc được những đội xuất sắc nhất vào vòng chung kết.

Tham gia thi đấu vòng chung kết trực tiếp tại Hà Nội có hơn 900 thí sinh đến từ 20 tỉnh, TP trên cả nước. Đặc biệt, cuộc thi còn có các thí sinh quốc tế từ Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia tham gia thi đấu giao hữu cùng  112 thí sinh thi trực tuyến giải vô địch Robot Ảo VIRC.

Cuộc thi là sân chơi hấp dẫn đối với học sinh đam mê công nghệ.

Chia sẻ về ý nghĩa cuộc thi, đại diện ban tổ chức cho biết: Cuộc thi Vô địch Quốc gia STEM, AI và Robotics 2024 mang tính giáo dục cao, góp phần quan trọng vào việc tăng cường phong trào học STEM trong cộng đồng học sinh Việt Nam. Thông qua các hoạt động thi đấu lập trình, sáng tạo robot và giải quyết các vấn đề cụ thể, học sinh được tiếp cận, áp dụng các kiến thức liên quan đến khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học một cách sinh động, hiệu quả.

Những thách thức thực tiễn từ các chủ đề như "Nông nghiệp xanh", "Robot giao hàng thông minh" giúp các em hình thành tư duy logic, vận dụng kiến thức giải các bài toán thực tiễn, không ngừng tìm kiếm giải pháp mới mẻ và hiệu quả hơn, qua đó khai phá tiềm năng sáng tạo và trau dồi đam mê với các môn học STEM.

Do vậy, cuộc thi không chỉ là một cuộc tranh tài mà còn tiếp thêm động lực thúc đẩy sự gắn bó, yêu thích STEM trong giới trẻ, tạo nền tảng cho việc xây dựng một thế hệ công dân số tương lai, tạo cơ hội để học sinh Việt Nam giao lưu với học sinh quốc tế; đồng thời khẳng định vị thế của giáo dục Việt Nam trên bản đồ STEM toàn cầu.

Cuộc thi còn có các thí sinh quốc tế từ Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia tham gia thi đấu giao hữu.

Vòng chung kết VSAR 2024 bao gồm 5 giải đấu chính, xoay quanh các chủ đề thiết thực và mang tính ứng dụng cao, giúp học sinh khám phá các lĩnh vực STEM, trí tuệ nhân tạo và robotics, đó là: Giải Vô địch Quốc gia STEM, AI, Giải đấu IYRC Việt Nam, Giải vô địch MakeX, Giải Tekmonk Coding Olympiad và Giải Vô địch Robot Ảo ViRC (thi trực tuyến).

Thay mặt 900 thí sinh dự thi trực tiếp, em Đỗ Hoàng Giang cho biết: “Đến với cuộc thi, chúng em không chỉ mang theo những chú robot mà còn niềm đam mê với công nghệ, sự sáng tạo và tinh thần học hỏi, giao lưu. Đây là cơ hội để chúng em thử thách bản thân, khám phá những giới hạn mới, tiếp thu những bài học quý giá từ bạn bè trên khắp mọi miền đất nước và quốc tế".

Ban tổ chức mong rằng, sau cuộc thi, các học sinh luôn giữ được ngọn lửa đam mê khoa học, sáng tạo, không ngừng hoàn thiện bản thân bởi những điều học được từ cuộc thi này sẽ là hành trang quý giá cho tương lai của các em.

Học sinh phổ thông hào hứng với sân chơi STEM, AI và Robotics

Học sinh phổ thông hào hứng với sân chơi STEM, AI và Robotics

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

25 Jun, 04:45 AM

Kinhtedothi - Vấn đề dạy thêm, học thêm (DTHT) một lần nữa làm nóng tại nghị trường Quốc hội. Đề cập giải pháp quản lý hoạt động này, Bộ GD&ĐT tiếp tục nêu đề xuất đưa dạy thêm trở thành ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Dư luận đồng thuận cho rằng phải quản lý tốt việc DTHT tránh tràn lan, gây hệ lụy lâu dài cho xã hội và nâng cao chất lượng giáo dục

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

24 Jun, 05:45 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi vào lớp 10 hàng năm áp lực, căng thẳng, được đánh giá là "khó hơn thi vào đại học". Vậy nên, dư luận, phụ huynh, học sinh đều bày tỏ sự đồng tình rất lớn với đề xuất của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về việc xem xét bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề để sớm chấm dứt kỳ thi kinh hoàng vào lớp 10.

Để chính sách đi đường dài

Để chính sách đi đường dài

18 Jun, 06:04 AM

Kinhtedothi - Chính sách miễn, hỗ trợ học phí là bước tiến dài trên hành trình bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục công bằng, toàn diện cho mọi người dân. Vui mừng, háo hức, muốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện là điều ai cũng muốn nhưng vẫn còn đó không ít trăn trở, đòi hỏi phải có sự cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng.

Nhân văn và công bằng

Nhân văn và công bằng

13 Jun, 04:37 AM

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội dự kiến chi hơn 3.000 tỷ đồng hỗ trợ bữa ăn bán trú cho khoảng 768.000 học sinh tiểu học cả công lập và tư thục trong năm học 2025 - 2026. Chính sách này không chỉ thể hiện sự quan tâm thiết thực của TP đối với học sinh mà còn nhận được sự đồng thuận từ đông đảo phụ huynh và Nhân dân Thủ đô.

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

28 May, 05:39 AM

Kinhtedothi - Chia sẻ với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Trần Thanh Bình đánh giá, Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực, đi vào cuộc sống, đã tạo nhiều điều kiện, hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ