Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hơn 3,3 triệu lượt học sinh, sinh viên nghèo được vay vốn học tập

Tính đến 31/8/2016, tổng doanh số cho vay của chương trình đạt trên 56.000 tỷ đồng, tổng dư nợ gần 21.000 tỷ đồng với trên 3,3 triệu lượt học sinh, sinh viên được vay vốn để tiếp tục đến trường.

Sau 9 năm thực hiện Chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên theo Quyết định 157 của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 27/9/2007, Ngân hàng Chính sách Xã hội đã tạo điều kiện cho hàng triệu học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập và lập nghiệp.

 Vốn vay ưu đãi đã giúp hàng chục học sinh sinh viên nghèo có cơ hội đến giảng đường. (Nguồn: NHCSXH)

Tính đến 31/8/2016, tổng doanh số cho vay của chương trình đạt trên 56.000 tỷ đồng, tổng dư nợ gần 21.000 tỷ đồng với trên 3,3 triệu lượt học sinh, sinh viên được vay vốn để tiếp tục đến trường.

Nguồn vốn cho vay đã linh động qua từng năm. Năm 2008, mỗi sinh viên được vay 8 triệu đồng/năm, đến nay đã tăng lên 11 triệu đồng/năm. Mức lãi suất cũng được điều chỉnh từ 0,65%/tháng còn 0,55%/tháng, đáp ứng nhu cầu thực tế của học sinh, sinh viên và điều kiện kinh tế xã hội hiện nay.

Theo Ngân hàng Chính sách, để đạt được kết quả trên là nhờ sự đồng tình ủng hộ của các cấp ủy, chính quyền địa phương và đặc biệt là con em hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn. Trong quá trình triển khai thực hiện, Ngân hàng Chính sách đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác và các Tổ tiết kiệm đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Nhà nước đến nhân dân.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Chính sách cũng chủ động tìm kiếm, huy động mọi nguồn lực để bổ sung nguồn vốn cho vay đáp ứng nhu cầu vay vốn của học sinh, sinh viên; hướng dẫn cho vay đúng đối tượng, sử dụng vốn vay đúng mục đích và quản lý, giám sát thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

12 Jul, 10:32 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi lớp 10 năm học 2025 – 2026 tại Hà Nội dần khép lại, đa số học sinh đã chốt được ngôi trường mình tiếp tục theo học ở bậc THPT. Tuy nhiên, vẫn có số ít em, hoặc đỗ nhiều nguyện vọng, hoặc không đỗ nguyện vọng nào, vẫn đang xuôi ngược tìm kiếm, tính toán để “chốt” trường.

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

12 Jul, 05:01 AM

Kinhtedothi - Giáo dục mầm non là một ngành sư phạm đặc thù bởi đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục chính là trẻ em - những mầm xanh tương lai của đất nước. Tuy là ngành học đòi hỏi nhiều tâm sức và đặc biệt vất vả, nhưng sức hút của nghề này lại vô cùng mạnh mẽ theo cách rất riêng.

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

11 Jul, 09:33 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?" nhằm nhận diện những điểm nghẽn, thách thức và cơ hội trong quá trình đổi mới giáo dục đại học.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ