Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hơn 75% phụ nữ được hỗ trợ vốn tự tạo việc làm

Kinhtedothi - Ngày 17/10, T.Ư Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam tổ chức tổng kết Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2015”.
Đánh giá kết quả thực hiện Đề án, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Bùi Thị Hòa cho biết: Giai đoạn 2010 - 2015, với tinh thần chủ động, quyết tâm của Ban Chỉ đạo, sự phối hợp với các cấp, các ngành, các mục tiêu của Đề án đều đạt và vượt chỉ tiêu. Các cấp Hội Phụ nữ, các cơ sở dạy nghề của Hội đã tổ chức dạy nghề cho trên 1 triệu lao động nữ, trung bình hằng năm đạt trên 162.000 người, vượt 300% mục tiêu đề ra. Tỷ lệ có việc làm là 81%, vượt 11%, trong đó 75,6% chị em sau khi học nghề được Hội hỗ trợ vốn tự tạo việc làm, 12,64% được DN bao tiêu sản phẩm; 9,14% được DN tuyển dụng và 1,62% tham gia hợp tác xã, tổ hợp tác, liên kết.
Hội nghị tổng kết Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010-2015”
Hội nghị tổng kết Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010-2015”
Nét mới trong hoạt động hỗ trợ tạo việc làm của Đề án là tập trung xây dựng các mô hình tạo việc làm sau khi học nghề dưới hình thức mô hình kinh tế hợp tác. Trung ương Hội đã phối hợp với 63 tỉnh, thành Hội xây dựng mô hình thí điểm từ nguồn kinh phí Trung ương hỗ trợ. Từ năm 2013 - 2015, 239 mô hình đã được xây dựng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp (gần 70%) và phi nông nghiệp. Từ hiệu quả của mô hình, các tỉnh, thành Hội đã huy động nguồn lực của địa phương xây dựng được 1.204 mô hình thu hút trên 24.000 hội viên, phụ nữ tham gia tác động đáng kể đến việc tăng năng suất, hiệu quả lao động, hội viên, phụ nữ cùng đoàn kết, giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên, điểm hạn chế là sau 5 năm, Đề án vẫn chưa có cơ chế hỗ trợ cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề thuộc đoàn thể cấp tỉnh, trong đó có các cơ sở dạy nghề của Hội Phụ nữ; việc tổ chức dạy nghề cho các địa bàn khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn…

Trong giai đoạn 2016 - 2020, các cấp Hội sẽ tập trung đào tạo nghề có địa chỉ việc làm sau học nghề, đào tạo nghề có sẵn gắn với các mô hình dịch vụ xã hội, sản xuất, kinh doanh áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao thông qua áp dụng dạy nghề lưu động, tổ chức tạo nghề tại cơ sở để thu hút lao động nữ trung niên tham gia học nghề; đồng thời, tập trung thànHơn 75% phụ nữ được hỗ trợ vốn tự tạo việc làm 

Ngày 17/10, T.Ư Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam tổ chức tổng kết Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2015”.

Đánh giá kết quả thực hiện Đề án, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Bùi Thị Hòa cho biết: Giai đoạn 2010 - 2015, với tinh thần chủ động, quyết tâm của Ban Chỉ đạo, sự phối hợp với các cấp, các ngành, các mục tiêu của Đề án đều đạt và vượt chỉ tiêu. Các cấp Hội Phụ nữ, các cơ sở dạy nghề của Hội đã tổ chức dạy nghề cho trên 1 triệu lao động nữ, trung bình hằng năm đạt trên 162.000 người, vượt 300% mục tiêu đề ra. Tỷ lệ có việc làm là 81%, vượt 11%, trong đó 75,6% chị em sau khi học nghề được Hội hỗ trợ vốn tự tạo việc làm, 12,64% được DN bao tiêu sản phẩm; 9,14% được DN tuyển dụng và 1,62% tham gia hợp tác xã, tổ hợp tác, liên kết.

Nét mới trong hoạt động hỗ trợ tạo việc làm của Đề án là tập trung xây dựng các mô hình tạo việc làm sau khi học nghề dưới hình thức mô hình kinh tế hợp tác. Trung ương Hội đã phối hợp với 63 tỉnh, thành Hội xây dựng mô hình thí điểm từ nguồn kinh phí Trung ương hỗ trợ. Từ năm 2013 - 2015, 239 mô hình đã được xây dựng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp (gần 70%) và phi nông nghiệp. Từ hiệu quả của mô hình, các tỉnh, thành Hội đã huy động nguồn lực của địa phương xây dựng được 1.204 mô hình thu hút trên 24.000 hội viên, phụ nữ tham gia tác động đáng kể đến việc tăng năng suất, hiệu quả lao động, hội viên, phụ nữ cùng đoàn kết, giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên, điểm hạn chế là sau 5 năm, Đề án vẫn chưa có cơ chế hỗ trợ cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề thuộc đoàn thể cấp tỉnh, trong đó có các cơ sở dạy nghề của Hội Phụ nữ; việc tổ chức dạy nghề cho các địa bàn khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn…

Trong giai đoạn 2016 - 2020, các cấp Hội sẽ tập trung đào tạo nghề có địa chỉ việc làm sau học nghề, đào tạo nghề có sẵn gắn với các mô hình dịch vụ xã hội, sản xuất, kinh doanh áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao thông qua áp dụng dạy nghề lưu động, tổ chức tạo nghề tại cơ sở để thu hút lao động nữ trung niên tham gia học nghề; đồng thời, tập trung thành lập các mô hình hợp tác xã kiểu mới theo hướng liên kết vùng…
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Tĩnh: gấp rút hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

Hà Tĩnh: gấp rút hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

14 May, 07:08 AM

Kinhtedothi - Với sự vào cuộc quyết liệt, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, sự chung tay góp sức của cả cộng đồng, tỉnh Hà Tĩnh đang gấp rút hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn.

Nam Định đẩy mạnh đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp

Nam Định đẩy mạnh đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp

14 May, 07:07 AM

Kinhtedothi - Nhằm xây dựng môi trường lao động an toàn, hạn chế tai nạn và bệnh nghề nghiệp, thời gian qua, các cấp công đoàn trong tỉnh Nam Định đã chủ động phối hợp với chính quyền, doanh nghiệp và các ngành chức năng triển khai nhiều biện pháp cụ thể, thiết thực để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), góp phần ổn định sản xuất và nâng cao đời sống người lao động.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ