Hôn nhau có lây nồng độ cồn?
Theo bác sĩ Trần Văn Phúc, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội), lượng cồn trong cơ thể được đào thải qua nước tiểu là chủ yếu, phần còn lại đào thải qua mồ hôi và khí thở. Khi một người uống rượu, trong hơi thở và nước bọt của họ sẽ có cồn, đặc biệt là dịch trào ngược từ dạ dày lên miệng có nồng độ cồn tương đối cao.
Do đó, khi hôn một người say rượu trong thời gian tương đối lâu, bạn có thể bị "lây" nồng độ cồn từ họ. Sau hôn, khoang miệng của bạn cũng nhiễm lượng cồn từ nước bọt hoặc dịch từ dạ dày trào ngược của người say.
Tuy nhiên, lượng cồn đi vào khoang miệng và đường hô hấp của người hôn có nồng độ thấp, nó nhanh chóng bị chuyển hóa tại gan, nên không thể gây say. Do đó, khi hôn một người vừa uống rượu vẫn có thể sẽ bị "lây" nồng độ cồn, nhưng trường hợp này rất hy hữu.
Tại Việt Nam, theo luật, người điều khiển ôtô, xe máy, mô tô không được phép có cồn trong máu khi đang lưu thông. Do đó, khi hôn một người uống rượu say, có thể thổi cồn vẫn lên. Trường hợp này, bạn có thể yêu cầu xét nghiệm máu để có kết quả chính xác hơn.
Chúng ta không thể tính toán tuyệt đối bao nhiêu lâu sau khi ăn uống thực phẩm chứa cồn thì lượng cồn trong hơi thở, máu sẽ hết. Trung bình, mỗi giờ cơ thể loại bỏ 15 miligam cồn trong máu. Đồ uống càng nhiều độ cồn thì thời gian để cơ thể chuyển hóa càng lâu hơn.
Tại Trung Quốc từng ghi nhận trường hợp một người phụ nữ có nồng độ cồn trong hơi thở vượt quá giới hạn pháp lý khi lái xe, vào ngày 6/6/2020. Tuy nhiên, người này khẳng định không uống rượu. Kết quả xét nghiệm nồng độ cồn trong máu bằng không. Chị giải thích rằng trước đó đã lái xe đến đón bạn trai say rượu và đã hôn nhau trước khi lên xe, nụ hôn có thể kéo dài rất lâu.
Các chuyên gia khuyến cáo, nam giới không nên uống quá hai đơn vị cồn một ngày, nữ giới không quá một đơn vị cồn một ngày và không uống quá 5 ngày một tuần. Một đơn vị cồn tương đương 10 g cồn nguyên chất chứa trong dung dịch uống, tức khoảng 3/4 chai hay lon bia 330 ml (5%) hoặc một cốc bia hơi 330 ml hay một ly rượu vang 100 ml (13,5%) hay một chén rượu mạnh 30 ml (40%).

Đại biểu Quốc hội thảo luận gì về nồng độ cồn?
Kinhedothi - Đại biểu Quốc hội thảo luận gì về nồng độ cồn?; Hà Nội liên tiếp dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài; Diễn biến mới vụ 4 tiếp viên hàng không vận chuyển ma túy; Nga cáo buộc phương Tây, Ukraine hỗ trợ nghi phạm xả súng ở Moscow;...

Đề nghị không tước bằng lái nếu mức vi phạm nồng độ cồn thấp
Kinhtedothi - Sáng 27/3, các đại biểu cho ý kiến về dự Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, trong đó, quy định cấm triệt để uống rượu, bia khi lái xe tiếp tục nhận được sự quan tâm và nhiều ý kiến đóng góp xây dựng luật.

ĐB Quốc hội nêu hai quan điểm về xử lý lái xe có nồng độ cồn
Kinhtedothi-Sáng 27/3, hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận về Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Một trong những nội dung hiện còn ý kiến khác nhau, đó là cấm tuyệt đối lái xe có nồng độ cồn hay quy định mức nồng độ cồn nào đó mới bị phạt.