80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hợp tác đối phó nguy cơ và thách thức

KTĐT - Trong 3 ngày (28 - 31/1), tại thành phố Vladivostok, Liên bang Nga diễn ra Diễn đàn nghị viện châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 21 (APPF-21) với sự tham gia của hơn 300 đại biểu đến từ 28 quốc gia thành viên và đại diện một số tổ chức quốc tế. Đoàn đại biểu Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu dẫn đầu tham gia Diễn đàn.

Trong thư chào mừng các đại biểu tham gia Diễn đàn, Tổng thống Nga V.Putin đã nhấn mạnh, các nền kinh tế APEC cần phải hợp tác đối phó với những nguy cơ, thách thức hiện nay, trong khi hoạt động ngoại giao nghị viện sẽ góp phần giúp các nước trong khu vực nâng mức độ tin cậy lẫn nhau. Ông Putin khẳng định, APPF cần phải hướng đến việc nâng cao mức độ tin cậy lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong khu vực, từ đó tăng cường hợp tác đối phó với các nguy cơ và thách thức hiện nay. Ngoài ra, những cuộc tiếp xúc giữa các nghị sỹ còn góp phần mở rộng quan hệ nhân văn và giao lưu, trao đổi văn hóa, củng cố mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trong khu vực.

Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 21 khai mạc tại Nga.

Theo chương trình nghị sự, các đại biểu tham dự APPF-21 tập trung thảo luận các vấn đề nghị sự theo ba chủ đề chính gồm: Chính trị và an ninh; hợp tác kinh tế - thương mại; hợp tác liên khu vực tại châu Á - Thái Bình Dương và thống nhất hoạt động tiếp theo của Diễn đàn. Về chủ đề an ninh, trọng tâm thảo luận là vấn đề đảm bảo hòa bình và ổn định tại châu Á - Thái Bình Dương; hợp tác chống khủng bố, buôn bán ma túy và chống tội phạm có tổ chức; đánh giá diễn biến các sự kiện tại Trung Đông, Bắc Phi và nguy cơ tiềm tàng đe dọa an ninh khu vực, toàn cầu. Liên quan hợp tác kinh tế, nghị sỹ các nước thành viên đã bàn triển vọng hợp tác kinh tế - thương mại trong khu vực, các dự án phát triển hạ tầng giao thông và đảm bảo an ninh lương thực.

Phát biểu tại Diễn đàn, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh, APPF cần nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm duy trì hòa bình, an ninh và phát triển, tối đa hóa sức mạnh và lợi thế tiềm năng của châu Á - Thái Bình Dương, phát huy các cơ chế khu vực hiện có, thúc đẩy đối thoại, tăng cường xây dựng lòng tin và phối hợp sâu rộng với các cơ chế khác, bao gồm các cơ chế trong khuôn khổ ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác. Các nghị sỹ trong khu vực có thể đóng vai trò quan trọng bằng cách tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng khuôn khổ chính sách pháp luật và giám sát việc thực hiện, đề xuất biện pháp ứng phó với các thách thức chung, góp phần làm sâu sắc hơn hợp tác, hội nhập và liên kết kinh tế.

Liên quan vấn đề tranh chấp trên biển, Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam cho rằng, hiệu quả hoạt động của các cơ chế và công cụ bảo đảm an ninh chung hiện nay cần được tăng cường, các tranh chấp biển đảo cần được giải quyết trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên Hợp quốc (UNCLOS), giải quyết tranh chấp liên quan bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, tôn trọng chủ quyền và lợi ích chính đáng của các quốc gia ven biển. 

  Được thành lập vào tháng 3/1993, APPF là Diễn đàn để các nghị sỹ ở các nước thành viên thảo luận những biện pháp nhằm thúc đẩy hợp tác trong khu vực hướng tới mục tiêu đảm bảo hòa bình và phát triển, thúc đẩy các hoạt động giao lưu giữa các nền văn hóa trong khu vực.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

18 Jul, 09:36 PM

Kinhtedothi - Chiều 18/7, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, Trưởng đoàn khảo sát số 1 của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã làm việc với LĐLĐ TP Hà Nội về chuyên đề tình hình triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật cho công nhân (giai đoạn 2018-2025).

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

17 Jul, 11:16 PM

Kinhtedothi - Chiều 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 2/5/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội và triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng trên phạm vi cả nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ