"Hốt bạc" đêm giao thừa nhờ bán muối và cành lộc

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đêm giao thừa, thay vì quay quần sum họp bên gia đình hay ngắm pháo hoa vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, nhiều người lại tranh thủ kinh doanh muối, mía, hoa hải đường, cành phất lộc, cành trứng gà… để kiếm thêm thu nhập.

Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi

Pháo hoa vừa tắt cũng là thời điểm mà hoạt động mua và bán các loại mặt hàng này trở nên nhộn nhịp. Theo quan niệm của người xưa, muối là thứ mặn, chống xú uế, có thể xua đuổi tà ma và đem lại nhiều may mắn trong gia đình. Muối cũng là biểu tượng của tình cảm thắm thiết, mặn nồng, gắn kết, no đủ. Chính vì vậy mà trong vài năm trở lại đây, bán muối trở thành một trào lưu kiếm tiền chớp nhoáng của nhiều người. Tại khắp các trục đường chính dẫn vào nội thành Hà Nội như Lê Duẩn, Phố Huế, Trần Nhân Tông, Quang Trung, Nguyễn Thái Học… và xung quanh những điểm bắn pháo hoa đêm giao thừa, đâu đâu người ta cũng có thể bắt gặp những lời mời chào mua muối lấy may đầu năm. Không kể đàn ông, đàn bà, già hay trẻ… ai cũng có thể trở thành một người “bán muối”.

 
Mỗi túi muối có giá từ 15.000 - 20.000 đồng.
Mỗi túi muối có giá từ 15.000 - 20.000 đồng.
Với chiếc giỏ trên tay, bên trong là những túi muối nhỏ nhắn được đóng gói khá đẹp mắt có dán hình ông thần tài, mỗi túi muối được bán với giá từ 15 – 25 ngàn đồng, không ai có thể nghĩ rằng, những người này có thể kiếm đến cả triệu đồng chỉ trong 1, 2 tiếng bán hàng đêm giao thừa.

Mua cành lộc thay vì đi hái

Nếu như vài năm trước đây, bẻ cành lộc đầu năm được xem như một vấn nạn thì năm nay, thay vì đi bẻ cành lộc lấy may đầu năm, người ta lại "xông xênh" bỏ ra vài chục ngàn đồng để mua lấy một cành lộc đã được bày bán sẵn dọc đường. Phất lộc, mía, táo ta, trứng gà, hoa hải đường là những cành lộc được bày bán phổ biến nhất.

 
"Hốt bạc" đêm giao thừa nhờ bán muối và cành lộc - Ảnh 1

Với quan niệm cành trứng gà sẽ mang lại may mắn về đường con cái, anh em trong gia đình hòa thuận, sum vầy, niềm vui tròn trịa, hạnh phúc căng đầy… cành trứng gà trở thành cành lộc được bán rất chạy trong đêm giao thừa năm nay. Chỉ mất vài phút dừng xe ngang đường, chọn lựa là người mua đã mang về cho mình một cành trứng gà ưng ý với đầy đủ lộc lá quả xanh, quả chín. Nắm bắt được tâm lý của những người đi chơi xuân, giá của những cành lộc này cũng được đội lên khá cao so với ngày thường.

Anh Thanh (Qu
ốc Oai, Hà Nội) – người bán cành trứng gà tại đường Lê Duẩn cho biết: “Năm nào mình cũng bán cành trứng gà ở đây. Khách mua đông lắm. Giá thì tùy cành, cành nào nhiều lộc, nhiều quả thì đắt tiền, ít quả, ít lộc thì ít tiền. Thông thường, một cành nhỏ 3 quả là 50 ngàn đồng, cành 5 hoặc 7 quả có cả quả xanh, quả chín là 80 – 100 ngàn đồng. Đêm giao thừa khách họ mua nhanh lắm mà hiếm có người mặc cả, cứ nói giá là mua luôn. Bán từ lúc 12 giờ đêm đến 1 giờ, 1 rưỡi là hết hàng rồi, không năm nào ế cả. Thế nên, mấy năm nay, năm nào mình cũng thồ hàng lên đây bán gọi là lấy lộc đầu năm”.
 
Cành trứng gà này được bán với giá 50.000 đồng.
Cành trứng gà này được bán với giá 50.000 đồng.
Những cành trứng gà có 1, 3, 5 hoặc 7 quả thường bán chạy hơn những cành có số quả chẵn.
Những cành trứng gà có 1, 3, 5 hoặc 7 quả thường bán chạy hơn những cành có số quả chẵn.
Cách chỗ anh Thanh đứng bán cành trứng gà chỉ khoảng chục mét, chị Thuận bán mía cũng luôn chân luôn tay bởi khách mua hàng đông quá. Quan niệm mua một vài cây mía ngọt đầu năm mới dựng bên bàn thờ gia tiên sẽ mang nhiều tài lộc vào nhà đã tạo cơ hội cho nhiều người “hốt bạc” vào đêm giao thừa chỉ với chiếc xe thồ và vài chục cây mía. Mỗi cây mía được bán với giá 50 – 60 ngàn đồng thay vì 15 – 20 ngàn đồng như ngày thường nhưng cũng chỉ mất vài tiếng đồng hồ là chị Phương bán hết hàng.

 
"Hốt bạc" đêm giao thừa nhờ bán muối và cành lộc - Ảnh 2

Tương tự, cành Phất lộc, ngày thường có giá 80 – 120 ngàn đồng/chục thì trong đêm giao thừa, giá của mỗi cành phất lộc được buộc thêm một túi muối nhỏ cũng lên tới vài chục ngàn đồng. Tuy nhiên, hiếm có người chê đắt mà kì kèo mặc cả.

 
"Hốt bạc" đêm giao thừa nhờ bán muối và cành lộc - Ảnh 3

Bác Bình (Đống Đa) cho biết: “Tôi vừa đi chùa về qua đây thấy người ta bán cành lộc thì mua. Đầu năm mới, mặc cả nhiều làm gì. Cũng chỉ có vài chục ngàn, thôi thì cho người ta kiếm chút vốn liếng. Xởi lởi trời cho, so đo trời buộc”.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần