HTU là điểm đến cho sinh viên, tạo nguồn lực cho doanh nghiệp
Tại sự kiện, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Lê Tiến Trường - Chủ tịch Hội đồng trường đã gửi lời tri ân sâu sắc và chúc mừng các thầy, cô giáo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Khẳng định vai trò quan trọng của đội ngũ thầy giáo, cô giáo với sự nghiệp giáo dục, ông Lê Tiến Trường cho rằng, cho dù ở bất kỳ thời đại nào thì người thầy vẫn luôn là biểu tượng của những chuẩn mực đạo đức, được xã hội trân trọng và tin cậy, bởi sự tận tâm, yêu nghề và có tinh thần trách nhiệm trong nghề nghiệp.
Trước sự phát triển của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ông Lê Tiến Trường nhắn nhủ tới toàn thể các thầy giáo, cô giáo cần chủ động, tích cực đưa những kiến thức mới, công nghệ mới vào giảng dạy, phải truyền lửa, lòng đam mê cho sinh viên để các em tiếp nối truyền thống, phát huy sự sáng tạo, đáp ứng được yêu cầu của thời đại 4.0.
Đặc biệt, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong giảng dạy; đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy học, phát huy cao độ truyền thống tốt đẹp của Ngày Nhà giáo Việt Nam, quyết tâm tu dưỡng rèn luyện, tận tụy với nghề nghiệp, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học.
TS Hoàng Xuân Hiệp - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, trong suốt 55 năm qua, các thế hệ cán bộ, giảng viên, công nhân viên và sinh viên nhà trường đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để xây dựng, phát triển nhà trường được như ngày hôm nay.
“Với niềm tự hào và truyền thống vẻ vang đó, thầy và trò trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội sẽ tiếp tục gánh vác sứ mệnh thiêng liêng của những người đi trước, xây dựng trường ngày càng vững mạnh, nâng cao chất lượng giáo dục để xứng đáng với niềm tin yêu của các thế hệ sinh viên và toàn xã hội” - TS Hoàng Xuân Hiệp nói.
Đồng thời nhấn mạnh, chất lượng đội ngũ giảng viên luôn là nhân tố mang tính quyết định đến chất lượng đào tạo, tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp trong thời đại 4.0. Vấn đề nhân lực được trường luôn chú trọng thời gian qua, các giáo trình luôn hướng tới nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp. Các em vừa học lý thuyết, vừa có thể thực hành tại doanh nghiệp để có thêm kiến thức thức, sau khi ra trường bắt tay ngay vào công việc một cách tự tin.

Áp lực đè nặng doanh nghiệp dệt may
Kinhtedothi - Thời gian qua, có nhiều tín hiệu rất khả quan cho ngành dệt may, nhưng những tháng cuối năm sẽ còn khó khăn, thách thức. Nguyên nhân do thị trường nhiều nhiều biến động về giá nguyên liệu, xăng dầu, tỷ lệ lạm phát cao, FED tăng lãi suất… đang tạo áp lực lên các DN dệt may

Muốn phát triển ngành dệt may cần thích ứng với xu hướng mới
Kinhtedothi - Sáng 16/8, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội (HPA) đã tổ chức tọa đàm “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp ngành dệt may trong bối cảnh mới”, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp kết nối, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ứng dụng khoa học vào sản xuất thúc đẩy cạnh tranh ngành dệt may
Kinhtedothi - Sản phẩm dệt may của Việt Nam đã có mặt trên 80 nước, thị trường xuất khẩu, chủ yếu là các nước liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Nhật Bản. Tuy nhiên, nâng cao năng lực cạnh tranh đòi hỏi ngành còn nhiều việc phải làm.