Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hướng dẫn phụ huynh xác định mức độ mắc Covid-19 ở trẻ

Kinhtedothi - Hiện nay, số ca mắc Covid-19 trẻ em đang tăng mạnh những ngày qua tại khu vực Hà Nội.

Theo các bác sĩ của bệnh viện Nhi Trung ương, khi phát hiện trẻ nhiễm bệnh, phụ huynh cần hết sức bình tĩnh để đánh giá mức độ nặng nhẹ của bệnh và có những cách chăm sóc phù hợp cho trẻ.

Bình tĩnh xử trí là yếu tố tiên quyết

Phần lớn trẻ mắc Covid-19 không triệu chứng hoặc nhẹ, với triệu chứng viêm hô hấp trên hoặc tiêu hoá (55%), trung bình (40%), nặng (4%), nguy kịch (0,5%).

Trẻ nhũ nhi <12 tháng tuổi có nguy cơ cao diễn tiến nặng. Trẻ mắc Covid-19 thường ở thể nhẹ, vì thế tỉ lệ nhập viện ít hơn so với người lớn (chỉ 1-2%).

Khi phát hiện con mình nghi nhiễm hoặc đã nhiễm cha mẹ cần bình tĩnh đánh giá nguy cơ của trẻ theo các yếu tố: nhiệt độ, tri giác, biểu hiện ho, khó thở, nôn, tiêu chảy, ăn uống kém,…

Có thể phân loại trẻ mắc Covid-19 theo 4 mức độ, gồm:

  • Mức độ nhẹ: Trẻ không có triệu chứng lâm sàng hoặc triệu chứng nhẹ như sốt, đau họng, ho, chảy mũi, tiêu chảy, nôn, đau cơ, ngạt mũi, mất khứu/vị giác, không có triệu chứng của viêm phổi. Nhịp thở trẻ bình thường, không có biểu hiện của thiếu oxy.
  • Mức độ trung bình: Trẻ có triệu chứng viêm phổi nhẹ, vẫn tỉnh táo nhưng mệt, ăn uống ít, sốt cao không hạ nhiệt, môi khô, tiểu ít. Các biểu hiện không tiến triển trong 24 – 48h, SpO2 (độ bão hòa oxy trong máu) 94 – 95%.
  • Mức độ nặng: Trẻ có một trong các dấu hiệu gồm triệu chứng viêm phổi nặng nhưng chưa có dấu hiệu nguy hiểm đe dọa tính mạng. Trẻ thở nhanh kèm co rút ngực hoặc thở rên, phập phồng cánh mũi, khó chịu, quấy khóc, ăn uống khó, sốt cao liên tục.
  • Mức độ nguy kịch: Trẻ có các dấu hiệu như suy hô hấp nặng SpO2 dưới 90%, cần đặt nội khí quản. Kèm theo các dấu hiệu nguy hiểm đe dọa tính mạng như tím tái, rối loạn nhịp thở, ý thức giảm khó đánh thức hoặc hôn mê, bỏ hoặc không ăn uống được.

Cũng theo các bác sĩ, khi trẻ mắc Covid-19 mức độ nhẹ, trẻ nên được chăm sóc, điều trị tại nhà. Việc chăm sóc trẻ cần tuân theo hướng dẫn, tránh việc tự ý dùng thuốc. Người chăm sóc cần chú ý theo dõi các dấu hiệu bệnh chuyển nặng để đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất, tránh tình trạng “lựa chọn bệnh viện” không cần thiết, ảnh hưởng đến thời điểm “vàng” xử lý các biến chứng của trẻ.

490.000 trẻ mắc Covid-19: Không được chủ quan dù bệnh nhẹ

490.000 trẻ mắc Covid-19: Không được chủ quan dù bệnh nhẹ

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Mẹo khắc phục chứng ngủ ngáy cực hiệu quả

Mẹo khắc phục chứng ngủ ngáy cực hiệu quả

20 May, 10:26 AM

Kinhtedothi - Ngủ ngáy là một trong những thói quen không tốt, có thể là nguy cơ gây ra chứng ngưng thở khi ngủ cho người mắc thói quen này. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể áp dụng top những cách trị ngủ ngáy đơn giản và hiệu quả tại nhà dưới đây:

Cách tăng cường năng lượng vào buổi sáng mà không cần cà phê

Cách tăng cường năng lượng vào buổi sáng mà không cần cà phê

19 May, 06:14 AM

Kinhtedothi - Khi cảm thấy mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng… nhiều người tìm đến 1 tách cà phê để lấy lại sự tỉnh táo. Tuy nhiên, đối với những người không thể uống được cà phê hoặc bị bồn chồn do caffeine… có thể tìm đến với các giải pháp khác giúp tăng mức năng lượng.

Cách phòng tránh, dấu hiệu và xử trí khi bị đột quỵ do trời nắng nóng

Cách phòng tránh, dấu hiệu và xử trí khi bị đột quỵ do trời nắng nóng

17 May, 06:49 AM

Kinhtedothi - Bệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, nguy cơ dẫn đến tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Việc nắm rõ nguyên nhân đột quỵ và cách phòng ngừa đột quỵ sẽ giúp giảm tối đa các rủi ro có thể xảy ra, bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho người bệnh.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ