Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn trao giải cho các cá nhân đoạt giải 2 cuộc thi về pháp luật. Ảnh: Thái San |
“Ngoài ra, Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu trong việc phát huy hiệu ứng, khai thác tối đa các ứng dụng công nghệ thông tin, sức mạnh truyền thông, vai trò của các cơ quan báo chí trong công tác PBGDPL nói chung, thực hiện các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật nói riêng” - Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu nhấn mạnh.Tại Hà Nội, trong những năm qua, Ngày Pháp luật đã được các cấp ủy Đảng, sở, ngành, đoàn thể, chính quyền các cấp và Nhân dân Thủ đô hưởng ứng tích cực, đi vào chiều sâu, thiết thực, tạo sự lan tỏa sâu rộng tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật trên toàn địa bàn TP; thực sự đã trở thành đợt sinh hoạt chính trị, pháp lý có ý nghĩa nhân văn, ý nghĩa xã hội sâu sắc và là ngày hội pháp luật của Nhân dân trên địa bàn Thủ đô. Qua đó, đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng hình ảnh người dân Thủ đô Hà Nội sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, đóng góp tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch, hiện đại.Theo Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hướng mọi tổ chức, cá nhân tính tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn. “Mỗi người chúng ta phải bằng những hành động cụ thể, thiết thực, chung tay góp phần đưa Hiến pháp, pháp luật đi vào cuộc sống. Thủ đô Hà Nội muốn phát triển toàn diện, bền vững, xứng tầm là “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”; “TP vì hòa bình” và “TP sáng tạo” cần được xây dựng trên nền tảng pháp lý vững chắc; trong đó, tinh thần thượng tôn pháp luật phải được đặt lên hàng đầu…”- Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh.