Những năm 80 của thế kỷ trước, Viện Tư liệu phim (nay là Viện Phim Việt Nam) phải chạy đua với thời gian để "cứu" phim sau quãng thời gian dài chiến tranh. Nhiệm vụ của Viện bây giờ là giữ 80.000 cuốn phim các loại với hơn 20.000 tên phim trong hoàn cảnh kinh phí eo hẹp. Mong thay đổi cách bảo quản "thô sơ" bấy lâu, bà Nguyễn Thị Lan, Viện trưởng Viện Phim Việt
Một cảnh trong phimn "Con chim vành khuyên"
Mặt khác, sản xuất phim trong nước và thế giới đã chuyển sang kỹ thuật số. Hiển nhiên công tác lưu trữ và khai thác tư liệu điện ảnh cũng phải cập nhật công nghệ mới là lưu trữ và khai thác điện ảnh kỹ thuật số. Song công việc này đòi hỏi chi phí cao. Thực tế, các nhà điện ảnh Mỹ đã phải chi 12.514 USD/năm để lưu một tác phẩm điện ảnh kỹ thuật số, trong khi lưu bản phim nhựa thông thường chỉ tốn 1.059 USD. "Tuy nhiên, kinh phí từ ngân sách Nhà nước chỉ có hạn. Bên cạnh đó, chưa có quy định sử dụng những tư liệu điện ảnh có bản quyền thuộc sở hữu của Nhà nước. Mà những phim Viện đang lưu giữ lại chủ yếu phục vụ các hoạt động phi thương mại nên chúng tôi đang gặp khó trong việc tự tạo kinh phí phục vụ nhiệm vụ của mình"- bà Lan cho biết.
“Mơ” một Trung tâm điện ảnh công nghệ cao
Đưa ra giải pháp cho những vướng mắc ấy, ông Phạm Văn Họa, Giám đốc Fafilm Việt
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Lan còn đưa ra phương án bán các bản sao, phát sóng trên truyền hình, cung cấp phim trên internet, in trích tư liệu cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để trích một phần tiền thu được phục vụ công tác lưu trữ. Bởi trong bối cảnh hiện nay, hoạt động lưu trữ và khai thác phim điện ảnh không thể trông chờ vào một nguồn cấp phát tài chính từ ngân sách Nhà nước như trước đây. "Để làm được điều đó, cần có cơ chế, chính sách cụ thể. Đặc biệt, Viện Phim Việt Nam cần nghiên cứu hệ thống bảng giá cho thuê, khai thác phim tư liệu sao cho phù hợp với hệ thống giá trong nước và thông lệ quốc tế để trình các cơ quan có thẩm quyền xem xét"- TS Nguyễn Danh Tài, Chuyên viên Bộ VHTT&DL đề nghị.