Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Huyện Chương Mỹ: sông Bùi đang bị xâm lấn và nguy cơ ô nhiễm

Kinhtedothi - Ngoài sông Đáy đã ô nhiễm nặng nề và dễ biến thành sông chết, hiện sông Bùi (đoạn chảy qua huyện Chương Mỹ) cũng đang bị xâm lấn hàng ngày và đứng trước nguy cơ ô nhiễm…

Sông Bùi bắt nguồn từ huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, có chiều dài 91km và diện tích lưu vực là 1.249km². Sau khi chảy qua địa phận huyện Chương Mỹ, sông Bùi hợp lưu với sông Đáy tại Ba Thá (xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức). 

Sông Bùi trong trận lũ lịch sử năm 2024 (ảnh tư liệu).

Trao đổi với phóng viên, Chủ tịch UBND xã Quảng Bị (huyện Chương Mỹ) Nguyễn Văn Mạnh cho biết, cách đây mấy chục năm, người dân 2 bên bờ cũng đều dùng nước sông Bùi phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày. Rồi mọi thứ thay đổi, thay vì dùng nước sông, người dân bắt đầu khoan và dùng nước giếng khoan và một phần cũng do sông Bùi không còn trong mát như xưa.

Một bãi rác ven sông Bùi (thuộc địa bàn xã Mỹ Lương, huyện Chương Mỹ) bị đốt cháy lem nhem...

Khi tìm hiểu thực trạng một đoạn sông Bùi, chúng tôi được người đàn ông tên Thọ đưa ngược dòng sông bằng chiếc thuyền sắt chạy điện. Ông Thọ cho thuyền chạy chậm rãi, tạo điều kiện cho chúng tôi "mục sở thị" khúc sông Bùi từ cầu Đầm Mơ (xã Quảng Bị, lên đến địa phận xã Hữu Văn) một cách chân thực.

Đang mùa khô nên nước sông Bùi khá cạn, chiếc thuyền len lỏi giữa những hàng cọc người dân đóng xuống dòng nước làm chà cá. Đập vào mắt chúng tôi là một dòng sông Bùi nham nhở cọc tre, hai bên bờ cây cối um tùm, cứ cách quãng lại xuất hiện một vài bãi rác. Theo quan sát của phóng viên, tại tuyến bờ thuộc địa phận xã Mỹ Lương, người dân “vô tư” biến bờ sông Bùi thành bãi rác.

Rác sinh hoạt bị người dân đổ tràn lan xuống sông Bùi.

Ngoài rác sinh hoạt, bờ sông Bùi còn là tràn lan bởi phế thải xây dựng và những vật dụng hư hỏng không còn dùng đến… Phía địa phận xã Hữu Văn, bờ sông Bùi xuất hiện nhiều dấu hiệu thể hiện việc người dân lấn chiếm bờ sông để xây dựng, cơi nới nhà cửa.

Theo quan sát, nhiều ngôi nhà đã hình thành trên những cột trụ chênh vênh bên bờ sông Bùi. Thậm chí có đoạn sông bị người dân “bắt tay” nhau, đua “lô gia” ra mép sông, tạo thành một dãy trông giống như nhà mặt phố.

Người dân đang đổ cọc, cơ nơi ra bờ sông Bùi để xây dựng nhà cửa (ảnh chụp tại bờ sông Bùi, thuộc xã Hữu Văn).

Bên cạnh tình trạng bị “gặm nhấm”, sông Bùi hàng ngày còn bị "đầu độc" bởi nước thải sinh hoạt của người dân hai bên xả trực tiếp xuống dòng sông. Đặc biệt là tại khu chợ Gốm (xã Hữu Văn), sau khi giết mổ hàng trăm con lợn mỗi ngày, người dân vô tư xả thẳng thải xuống sông Bùi, khiến đoạn sông sặc mùi tanh hôi…

Tại khu lò mổ chợ Gốm xã Hữu Văn, người dân xả thẳng nước thải xuống sông Bùi.

Trong câu chuyện, người lái thuyền tên Thọ cho biết, từ xưa sông Bùi có nhiều loại thủy sản nổi tiếng như chạch chấu, cá bò, cá lăng, nhưng đến nay những đặc sản kể trên đang dần vắng bóng. Thủy sản sông Bùi giờ chủ yếu là cá rô phi, cá dọn bể, trắm, chép từ ao hồ thoát ra sau các cơn lũ lớn.

“Cách đây mấy hôm, do nước thải từ thượng nguồn sông Thập Cửu đổ về (sông Thập Cửu bắt nguồn từ khu vực xã Phú Nghĩa, hợp lưu với sông Bùi tại trạm bơm Hạ Dục, xã Hồng Phú, huyện Chương Mỹ), nên cá sông Bùi nổi lên đen đặc. Việc cá tự dưng nổi trắng sông, chắc chắn là do nguồn nước bị ô nhiễm” - ông Thọ nói.

Huyện Chương Mỹ có một một vài con sông tự nhiên chảy qua, ngoài sông Đáy đã ô nhiễm nặng nề, đứng trước nguy cơ biến thành sông chết, thì sông Bùi cũng đang bị xâm lấn hàng ngày và đứng trước nguy cơ ô nhiễm…

Quảng Ninh: ô nhiễm bụi trên tuyến đường 338

Quảng Ninh: ô nhiễm bụi trên tuyến đường 338

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Huyện Thường Tín cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc đất nông nghiệp để thi công Vườn hoa Nguyễn Du

Huyện Thường Tín cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc đất nông nghiệp để thi công Vườn hoa Nguyễn Du

15 Apr, 06:43 PM

Kinhtedothi - Nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục công trình còn lại của dự án Vườn hoa Nguyễn Du, chiều 15/4, UBND huyện Thường Tín và UBND thị trấn Thường Tín đã tiến hành cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc để thu hồi 1.849,5m2 đất nông nghiệp của 18 hộ gia đình để thực hiện dự án.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ