Theo đó, tại khu 6 và khu 7 xã Thụy Lâm có 21 hộ gia đình đã vi phạm về sử dụng đất đai, trật tự xây dựng. Khu vực này án ngữ ngay lối vào khu di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng quốc gia – Đền Sái. Trong số 21 hộ gia đình vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng tại khu 6, khu 7 xã Thụy Lâm, có 3 chủ độ đã mất (hiện đang có người thừa kế), nên công tác cưỡng chế sẽ được thực hiện làm 2 đợt. Đợt 1 (ngày 11 – 12/3) tổ chức cưỡng chế tháo dỡ đối với 18 hộ đã đảm ảo hồ sơ, thủ tục cưỡng chế; Đợt 2 (trong tháng 3/2021) tiếp tục vận động 3 gia đình người thừa kế tự giác tháo dỡ công trình vi phạm và buộc khôi phục lại hiện trạng ban đầu.
Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Anh Dũng cho biết, trước khi tổ chức cưỡng chế, nhiều hộ gia đình đã tực giác tháo dỡ và thu dọn tài sản trên đất vi phạm. Toàn bộ diện tích đất phải cưỡng chế đều là đất công ích và đất nông nghiệp được chia cho người dân theo Nghị định 64/1993/NĐ-CP của Chính phủ.
“Đến thời điểm hiện tại phần đất chia theo Nghị định 64/NĐ-CP tại khu vực này, huyện Đông Anh chưa có quyết định được phép chuyển đổi trong nội bộ đất nông nghiệp. Nhưng các hộ gia đình đã tự ý xây dựng công trình kiên cố, như: nhà ở cấp 4, kho – xưởng tập kết hàng hóa, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm” - ông Nguyễn Anh Dũng cho hay.
Toàn bộ diện tích đất phải cưỡng chế đều là đất công ích và đất nông nghiệp được chia cho người dân theo Nghị định 64/NĐ-CP. |
Cũng theo ông Nguyễn Anh Dũng, khu vực cưỡng chế theo kế hoạch của huyện trong thời gian tới sẽ mở rộng đường giao thông và xây dựng các hạng mục công trình công cộng, cây xanh... nhằm phục vụ khách thập phương đến thăm quan, lễ hội Đền Sái.
Ngoài 21 trường hợp tại xã Thụy Lâm, lực lượng chức năng huyện Đông Anh cũng đã phối hợp với UBND xã Nguyên Khê tổ chức cưỡng chế, tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm trên đất nông nghiệp tại Xóm Ngõ, xã Nguyên Khê đối với 3 trường hợp. Yêu cầu các chủ hộ buộc phải khôi phục lại hiện trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và trả lại phần đất đã lấn chiếm.