Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Huyện Hoài Đức: làm rõ thực trạng, giải pháp trước vấn đề thiếu trường công lập

Kinhtedothi - Những năm qua, ngân sách dành nhiều tỉ đồng xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục công lập ở Hoài Đức, nhưng hiện vẫn xảy ra tình trạng quá tải ở những xã đô thị hóa nhanh…

Ngày 28/5, Thường trực HĐND huyện Hoài Đức đã tổ chức phiên giải trình về công tác đầu tư xây dựng và quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị các trường học công lập thuộc huyện quản lý.  

Quang cảnh phiên giải trình của Thường trực HĐND huyện Hoài Đức, sáng 28/5

Nhiều dự án trường học đã được triển khai

Tính đến nay, huyện Hoài Đức đã có 113 dự án xây dựng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất (CSVC) trường học được phê duyệt, với tổng mức đầu tư khoảng 4.879.871 triệu đồng. Tổng kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025 được duyệt là 2.949.600 triệu đồng (trong đó nguồn ngân sách TP hỗ trợ 935.800 triệu đồng, ngân sách huyện 2.013.800 triệu đồng).

Từ năm 2021 đến đầu năm 2024, huyện đã triển khai thực hiện đầu tư 82/113 dự án, đạt tỷ lệ 72,6%, tổng số giải ngân đạt 794.159 triệu đồng - đạt 27% tổng kế hoạch vốn trung hạn. Trong đó, thực hiện 21 dự án xây dựng mới trường học, đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng 8 trường mới, cơ bản hoàn thành thi công xây dựng 5 dự án, đang triển khai thi công đối với 8 dự án. 

Trường THCS Nguyễn Văn Huyện, một dự án giáo dục được đầu tư quy mô trên địa bàn huyện Hoài Đức (ảnh tư liệu).

Đồng thời, thực hiện 26 dự án mở rộng, xây dựng bổ sung đơn nguyên các trường học, đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng 10 công trình, cơ bản hoàn thành thi công 5 dự án và đang triển khai thi công 11 dự án. Thực hiện 35 dự án cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất trường học, hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng 25 dự án, cơ bản hoàn thành thi công 4 dự án và đang triển khai thi công 6 dự án.

Trong giai đoạn 2021-2023, để đảm bảo CSVC, trang thiết bị cho các trường công lập để công nhận mới và công nhận lại đạt chuẩn quốc gia, nguồn kinh phí thường xuyên của ngân sách huyện đã đầu tư 133,026 tỷ đồng…

Vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế

Theo quy hoạch mạng lưới, hiện nay một số xã trên địa bàn huyện Hoài Đức vẫn còn thiếu trường công lập như An Khánh, Di Trạch, Song Phương, Vân Côn, Đông La, Vân Canh. Huyện Hoài Đức vẫn chưa đảm bảo chỉ tiêu 3-5 vạn dân có 1 trường THPT công lập (các trường THPT công lập hiện nay mới đáp ứng được 62% nhu cầu, gây áp lực đối với công tác tuyển sinh vào lớp 10). Việc phát triển mạng lưới trường học theo quy hoạch chưa theo kịp tốc độ gia tăng dân số, gây ra hiện tượng quá tải cục bộ tại một số khu vực có tốc độ đô thị hóa và dân số cơ học tăng nhanh.

Cùng với đó, một số dự án đầu tư xây dựng trường học triển khai từ giai đoạn 2016-2020 đến nay đã được các trường đưa vào khai thác sử dụng, nhưng chủ đầu tư chưa bàn giao hồ sơ dự án, để thực hiện quản lý theo quy định…

Trường THCS Anh Khánh, một trong những nơi luôn quá tải học sinh.

Đẩy mạnh tiến độ các dự án

Tại phiên giải trình, các đại biểu HĐND huyện đã nêu ra nhiều vấn đề với các cơ quan, ban ngành huyện Hoài Đức xoay quanh việc đầu tư xây dựng và quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị các trường học công lập thuộc huyện quản lý. Đồng thời, đại diện Ban Quản lý dự án, Phòng GD&ĐT, Phòng Tài chính và Kế hoạch huyện Hoài Đức đã giải trình, làm rõ các vấn đề liên quan.

Trao đổi với các đại biểu HĐND huyện, Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức Nguyễn Hoàng Trường đã thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại và cho biết, từ 2021 đến nay, do ảnh hưởng của đại dịch Covid -19 và tình hình  đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn gặp khó khăn, đã ảnh hưởng rất nhiều đến đầu tư trên địa bàn, trong đó có các dự án liên quan đến lĩnh vực giáo dục. 

Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức Nguyễn Hoàng Trường trao đổi tại phiên giải trình.

Chủ tịch UBND huyện cũng cho biết, một số xã trên địa bàn còn thiếu kiên quyết trong đền bù GPMB các dự án trường học, việc cải tạo cơ sở vật chất ở các trường học thiếu đồng bộ…

“Để khắc phục những tồn tại, cuối quý 2, đầu quý 3 năm 2024, huyện sẽ khởi công một loạt các dự án trường học đủ điều kiện đầu tư; nâng cấp các trường THPT để tái đạt chuẩn quốc gia. Đồng thời, tích cực kêu gọi các nhà đầu tư, đầu tư vào các dự án giáo dục”- Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức khẳng định. 

Chủ tịch HĐND huyện Hoài Đức Trần Văn Nghĩa phát biểu kết luận tại phiên giải trình.

Kết thúc phiên giải trình, Chủ tịch HĐND huyện Hoài Đức Trần Văn Nghĩa cho rằng, UBND huyện Hoài Đức cần thực hiện nghiêm ý kiến góp ý đại biểu HĐND tại phiên giải trình, với tinh thần “đúng luật, hiệu quả trách nhiệm”. Trong đó, rà soát, cập nhật, quy hoạch trường học công lập trên địa bàn (tại các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt), để làm cơ sở triển khai các dự án đầu tư xây dựng, mở rộng trường học. Tập trung các giải pháp huy động nguồn lực đầu tư, trọng tâm là nguồn thu tiền sử dụng đất, để bảo đảm nguồn lực ngân sách Nhà nước, bố trí kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024, 2025, đáp ứng nhu cầu vốn các dự án đầu tư cơ sở vật chất trường học.

“Cần đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư xây dựng trường học công lập, đặc biệt là các dự án xây mới để sớm khắc phục tình trạng thiếu trường, thiếu lớp. Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án; ưu tiên bố trí vốn cho các dự án đã hoàn thành khối lượng để thanh quyết toán, bàn giao công trình đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư công”… Chủ tịch HĐND huyện Hoài Đức nhấn mạnh.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Huyện Sóc Sơn: quyết liệt ngăn chặn vi phạm đất đai, trật tự xây dựng

Huyện Sóc Sơn: quyết liệt ngăn chặn vi phạm đất đai, trật tự xây dựng

01 May, 06:45 AM

Kinhtedothi - UBND huyện Sóc Sơn yêu cầu các lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra, xử lý vi phạm đất đai, trật tự xây dựng thực hiện trực 100% quân số trong thời gian nghỉ lễ 30/4 và 1/5/2025. Đồng thời, các xã, thị trấn phải xử lý dứt điểm vi phạm phát sinh trong năm 2025 trước ngày 15/5.

Nối tiếp lịch sử truyền thống vùng đất mang tên Hoàng Mai 

Nối tiếp lịch sử truyền thống vùng đất mang tên Hoàng Mai 

30 Apr, 03:35 PM

Kinhtedothi - Trong 7 địa danh đơn vị hành chính cơ sở mới của quận Hoàng Mai hiện tại có phường Hoàng Mai diện tích 8,73km2 gồm phần lớn diện tích và dân số của các phường Yên Sở, Thịnh Liệt (Hoàng Mai) và một phần của 8 phường Giáp Bát, Hoàng Liệt, Tân Mai, Tương Mai, Hoàng Văn Thụ, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam, Trần Phú.

Phát huy tiềm năng du lịch cộng đồng ở Gia Lâm

Phát huy tiềm năng du lịch cộng đồng ở Gia Lâm

30 Apr, 02:40 PM

Kinhtedothi-Với lợi thế có nhiều làng nghề truyền thống, hàng trăm di tích lịch sử văn hóa và lễ hội, cùng 4 điểm du lịch đã được TP công nhận (Bát Tràng, Phù Đổng, Dương Xá, Kim Lan), Gia Lâm đang tập trung phối hợp với các sở, ngành, đơn vị, doanh nghiệp xây dựng mô hình du lịch cộng đồng, nhằm phát huy những thế mạnh này.

Hà Nội: sắp đấu giá 680m2 đất xen kẹt tại huyện Phúc Thọ

Hà Nội: sắp đấu giá 680m2 đất xen kẹt tại huyện Phúc Thọ

30 Apr, 12:46 PM

Kinhtedothi - 6 thửa đất xen kẹt tại Khu Dộc Tranh (xã Trạch Mỹ Lộc) và Khu Đồng Cầu Lọc (xã Ngọc Tảo) sẽ được huyện Phúc Thọ (TP Hà Nội) tổ chức đấu giá vào giữa tháng 5/2025. Mức giá đấu khởi điểm hấp dẫn, chỉ từ hơn 8,9 triệu đồng/m2.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ