Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Huyện Thường Tín: Nhức nhối nạn lấn chiếm bờ sông

Kinhtedothi - Thôn Phúc Am, xã Duyên Thái, huyện Thường Tín là địa phương có nghề sản xuất hàng mã nên nhà cửa san sát, ngõ ngách chằng chịt, chẳng khác gì các khu phố ở nội đô. Chính vì chật chội nên để có được vài ba chục mét vuông làm nhà xưởng hoặc nơi cư ngụ, nhiều người phải bỏ ra hàng trăm triệu đồng để mua.
Nhưng vẫn có người “kiếm” được hàng chục, thậm chí cả trăm mét vuông đất bằng cách… lấn chiếm bờ sông dựng nhà. Việc này đã và đang diễn ra, khiến người dân ở đây bức xúc.
 Hiện tại việc lấn chiếm bờ sông vẫn đang diễn ra.
Để làm rõ câu chuyện, phóng viên đã về địa phương tìm hiểu thông tin và qua thực tế cho thấy, việc người dân nêu là hoàn toàn có cơ sở. Theo quan sát của phóng viên, tại đoạn bờ sông đầu cầu chợ Dường (thôn Phúc Am, xã Duyên Thái) mọc lên nhiều nhà khung thép, lợp mái tôn rất kiên cố, mỗi gian có diện tích khoảng 40 - 50m2.
Trao đổi với chúng tôi, một cán bộ lão thành của xã Duyên Thái cho biết: Khu vực đầu cầu chợ Dường vốn là bãi sông rất rộng rãi, trong một thời gian dài do UBND xã Duyên Thái và Xí nghiệp thủy nông Hồng Vân (thuộc Công ty Thủy nông Sông Nhuệ) buông lỏng quản lý nên một số hộ đã "nhảy dù" lấn chiếm. Việc này đã có từ khoảng 20 năm trước và đến nay vẫn diễn ra công khai.
Theo thông tin từ người dân cung cấp, những hộ lấn chiếm đất ở bờ sông đoạn đầu cầu chợ Dường gồm: Lưu Văn Thông, Lê Thị Thu Hà, Líu Văn Huy, Nguyễn Văn Quyết, Nguyễn Tống Giang, Nguyễn Văn Pha, Nguyễn Văn Hỷ, Nguyễn Văn Báu, Nguyễn Văn Ước… Cũng theo người dân, mỗi mét vuông (hộ trong diện lấn chiếm) phải đóng “phế” làm đường 40 triệu đồng và 4 triệu đồng tiền hành lang (?)
Để làm rõ những vấn đề mà người dân phản ánh, chúng tôi đã điện thoại liên hệ với ông Lê Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Duyên Thái. Dù đã hẹn trước nhưng khi chúng tôi tới trụ sở UBND xã, cán bộ Văn phòng UBND xã cho biết ông Hùng đã đi họp trên huyện. Dù chúng tôi đã gọi vào số máy cá nhân nhiều lần nhưng ông Hùng không nghe… và sau đó không hề có phản hồi với phóng viên.
Trước đó (khi trao đổi qua điện thoại), ông Hùng cho biết đây là những công trình đã vi phạm từ lâu. Nhưng trên thực tế, đoạn bờ sông đầu cầu chợ Dường có nhiều hộ vẫn tiếp tục đào đất, múc bờ sông, bồi đắp thêm bờ kè, lợp mái tôn, trổ cửa sổ mới lên những khung nhà bằng sắt…
Có hay không việc nhiều đối tượng lấn chiếm đất công, rất cần sự vào cuộc của chính quyền xã Duyên Thái và ngành chức năng huyện Thường Tín.
Báo Kinh tế & Đô thị sẽ tiếp tục phản ánh vấn đề này.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thang máy Việt Nam hướng tới mục tiêu “Chuẩn hóa - Kết nối - Phát triển”

Thang máy Việt Nam hướng tới mục tiêu “Chuẩn hóa - Kết nối - Phát triển”

08 May, 11:05 AM

Kinhtedothi - Sáng 8/5, tại Hà Nội, Hiệp hội Thang máy Việt Nam đã tổ chức thành công Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2025 - 2030 với phương châm “Chuẩn hóa - Kết nối - Phát triển”. Đại hội có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu bước kiện toàn tổ chức, định hướng hoạt động ngành thang máy trong 5 năm tới.

Vì sao 23 hộ dân trúng đấu giá đất ở xã Trần Phú, Chương Mỹ đã 16 năm không được cấp sổ đỏ, xây nhà?

Vì sao 23 hộ dân trúng đấu giá đất ở xã Trần Phú, Chương Mỹ đã 16 năm không được cấp sổ đỏ, xây nhà?

08 May, 08:52 AM

Kinhtedothi - Tham gia đấu giá, trúng đấu giá, đã thực hiện nghĩa vụ tài chính với chính quyền địa phương. Song, 16 năm qua, 23 hộ dân tại xã Trần Phú (huyện Chương Mỹ) vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, không được phép xây dựng…

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ