Hy Lạp và 35 nấc thang tiến tới gói cứu trợ

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hy Lạp và các chủ nợ quốc tế đã đạt được thỏa thuận giải ngân thỏa thuận cứu trợ hàng tỷ Euro ngày 11/8 sau các cuộc đàm phán nước rút, dấy lên hy vọng Hy Lạp nhận được cứu trợ vào 14/8 trước ngày đáo hạn khoản nợ tiếp theo được ấn định vào 20/8.

Sau 23 giờ đàm phát kể từ trưa thứ 2 (10/8), giới chức Hy Lạp tuyên bố hai bên đã nhất trí các chi tiết của thỏa thuận sau khi những vướng mắc được dẹp bỏ.

Thỏa thuận dự kiến trị giá lên tới 86 tỷ Euro (tương đương 95 tỷ USD). Theo đó, giới chức Hy Lạp kỳ vọng nhận được sự đồng thuận của quốc hội vào thứ 4 hoặc thứ 5 tới, mở đường đón khoản cứu trợ trước ngày 20/8 – thời điểm khoản nợ Ngân hàng T.Ư châu Âu trị giá 3,2 tỷ Euro đáo hạn.
Hy Lạp và 35 nấc thang tiến tới gói cứu trợ - Ảnh 1
Thỏa thuận này có thể đóng lại một trang đàm phán cứu trợ đầy bĩ cực của Hy Lạp, trong gần 1 năm qua khi các lãnh đạo nỗ lực chống lại các chính sách thắt lưng buộc bụng trước khi phải chùn bước vì nguy cơ ra khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).

Tuy nhiên, Đức - nền kinh tế đầu tàu Eurozone vẫn nghi ngờ về hiệu quả của gói cứu trợ thứ 3 trong 5 năm qua này. Trong cuộc họp kéo dài đêm qua, các bên đã nhất trí về các mục tiêu tài khóa, hướng tới thặng dư ngân sách cơ bản kể từ năm 2016.

Cụ thể, theo tờ Kathimerini của Hy Lạp, chính quyền đã đồng ý 35 bước đi khởi động để giải ngân được gói cứu trợ này bao gồm: thay đổi mức thuế trọng trải của các  hãng vận chuyển, giảm giá thuốc, rà soát cơ chế an sinh xã hội, đẩy mạnh cơ quan giám sát tài chính, dẹp bỏ chế độ nghỉ hưu sớm, cải cách thị trường sản phẩm, thúc đẩy chương trình tư nhân hóa.

 Theo đó, điểm nổi bật là mục tiêu cải thiện mức thâm hụt dự kiến năm 2015 là 0,25 lên 0,5% thặng dư vào năm 2016, 1,75% năm 2017 và 3,5% năm 2018.

Giải quyết núi nợ xấu trong lĩnh vực ngân hàng cũng là điểm mấu chốt trong các cuộc đàm phán. Trong khi Athens muốn thiết lập một “ngân hàng nợ xấu” để giải quyết vấn đề, các chủ nợ muốn phân loại chúng thành các gói nợ và bán cho cho các quỹ nợ.

Các giới chức cũng bàn luận về việc thành lập quỹ chính phủ Hy Lạp nhằm huy động khoảng 50 tỷ Euro thông qua tư nhân hóa với 75% số tiền này được dùng để tái cấp vốn cho các ngân hàng và giảm nợ.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần