Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

IMF và G20 kêu gọi cải cách hệ thống tài chính thế giới

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Chưa bao giờ kinh tế thế giới phải đối mặt với những vấn đề gai góc như hiện nay. Một cuộc khủng hoảng mới trên phạm vi toàn cầu hoàn toàn có thể xảy ra nếu các Chính phủ, các tổ chức quốc tế không tìm cách giải quyết nhanh và triệt để các vấn đề.

KTĐT - Chưa bao giờ kinh tế thế giới phải đối mặt với những vấn đề gai góc như hiện nay. Một cuộc khủng hoảng mới trên phạm vi toàn cầu hoàn toàn có thể xảy ra nếu các Chính phủ, các tổ chức quốc tế không tìm cách giải quyết nhanh và triệt để các vấn đề.

 

Ông Dominique Strauss-Kahn, Giám đốc điều hành của Qũy tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo rằng sự mất cân bằng toàn cầu đang trở lại với những biểu hiện đáng lo ngại như các dòng vốn lớn nhưng không ổn định, áp lực tỷ giá hối đoái, sự gia tăng nhanh chóng của dự trữ dư thừa,… Quả thật, tuần qua được các chuyên gia đánh giá là tuần "bão táp" của kinh tế toàn cầu.Việc các quỹ đầu tư nước ngoài ồ ạt rút vốn tại thị trường tài chính của các nước mới nổi cũng tạo nên một cơn chấn động đến tốc độ phục hồi kinh tế toàn cầu.

 

Tuần qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã rút 3,8 tỷ USD từ thị trường chứng khoán Hàn Quốc, Đài Loan và Thái Lan. Trước đó, làn sóng rút vốn ồ ạt tại các nước mới nổi đã hình thành rõ rệt với hơn 7 tỷ USD và là lần rút vốn mạnh tay nhất trong 3 năm qua. Tình trạng lạm phát hoành hành làm dấy lên lo ngại Chính phủ các nước mới nổi sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ, làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế khiến các nhà đầu tư nước ngoài tìm cách bảo tồn vốn. Các nước này ngày càng sử dụng nhiều chính sách nhằm kiểm soát vốn để quản lý tỷ giá hối đoái. Sự gia tăng nguồn vốn từ bên ngoài đã và đang gây áp lực lên đồng nội tệ của các nước này, từ đó làm giảm khả năng cạnh tranh xuất khẩu. Trước hiện tượng trên, IMF đã đưa ra một đề xuất hoạt động và soạn thảo một danh sách các điều kiện nền tảng để giúp việc kiểm soát vốn trở thành một biện pháp thích hợp khi các chính sách vĩ mô khác không có tác dụng. Các biện pháp được IMF đưa ra bao gồm điều chỉnh tỷ giá hối đoái, cho phép tích lũy dự trữ và tăng lãi suất cơ bản. Tuy nhiên, đề xuất trên của IMF có thể vấp phải sự kháng cự của các quốc gia đang phát triển vì Chính phủ của các nước này muốn chủ động ngăn chặn sự mất ổn định của các dòng vốn mà không phải chịu bất kỳ sự giám sát nào.

 

Giám đốc điều hành IMF cũng kêu gọi phải cải cách hệ thống tiền tệ thế giới để giải quyết gốc rễ sự mất cân bằng toàn cầu và tăng cường khả năng ngăn chặn cuộc khủng hoảng trong tương lai. Ông Strauss-Kahn nhấn mạnh vai trò của Trung Quốc và các nước đang phát triển khác như một nỗ lực nhằm thúc đẩy sự ổn định tiền tệ. Đồng thời ủng hộ việc đưa đồng Nhân dân tệ vào giỏ tiền tệ để tính toán đồng SDR (quyền rút vốn đặc biệt) của IMF. Cùng chung quan điểm với IMF, G20 cũng cho rằng đã đến lúc phải có một hệ thống giám sát các dòng vốn quốc tế. Tại Hội nghị các quan chức tài chính G20 dự kiến diễn ra vào ngày 18-19/2, vấn đề này sẽ được thảo luận cụ thể và chi tiết hơn.