Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

iPad 2 “vàng mã” cũng đắt hàng

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Tình trạng cháy hàng của chiếc máy tính bảng iPad 2 đang lan sang cả thế giới “bên kia” khi nhiều gia đình người Hoa tại Malaysia đã phải tốn nhiều công sức lùng sục để mua iPad 2 làm từ giấy để đốt cho người thân đã mất ở cõi âm theo phong tục truyền thống.

KTĐT - Tình trạng cháy hàng của chiếc máy tính bảng iPad 2 đang lan sang cả thế giới “bên kia” khi nhiều gia đình người Hoa tại Malaysia đã phải tốn nhiều công sức lùng sục để mua iPad 2 làm từ giấy để đốt cho người thân đã mất ở cõi âm theo phong tục truyền thống.

Trong lễ Tết Thanh Minh, còn được biết đến là lễ tảo mộ vừa qua, cộng đồng người Hoa ở châu Á đã tưởng nhớ đến tổ tiên của họ bằng cách đốt tiền giả hoặc bản sao của những mặt hàng xa xỉ như xe hơi đời mới hay túi xách của các thương hiệu nổi tiếng.

Tết Thanh Minh được bắt nguồn từ tư tưởng Nho giáo, là ngày con cháu nhớ đến tổ tiên, gia đình, hướng về cội nguồn. Ngày lễ này được những người Hoa, vốn chiếm đến 1/4 trong tổng số 28 triệu người ở Malaysia, tổ chức rầm rộ.

“Một số khách hàng của tôi nghĩ rằng những người thân đã qua đời của họ cũng muốn có được những mặt hàng cao cấp như iPad 2”, anh Jeffrey Te, một chủ cửa hàng bán đồ vàng mã ở ngoại ô Kuala Lumpur cho biết.

“Hiện tôi chỉ có thể cung cấp được cho họ phiên bản iPad đầu tiên”, Jeffrey Te nói và chỉ vào những kệ hàng chất đầy iPad “vàng mã” cùng với iPhone và Samsung Galaxy Tab, tất cả đều làm bằng giấy y như thật.

Jeffrey Te đã nhập về 300 chiếc iPad 2 vàng mã từ Trung Quốc để phục vụ ngày tết Thanh Minh nhưng số hàng này đã được bán hết nhanh chóng trong khi nhiều người vẫn hỏi mua. Cung không thể đáp ứng nổi cầu, đó là thực tế mà chính Apple cũng đang phải đối mặt với việc phân phối iPad 2 thực ra thị trường.

Tại cửa hàng của Te, những chiếc iPad thế hệ đầu và thế hệ thứ hai làm bằng giấy được bán với giá 1 USD cho phiên bản 888 GB, một con số đẹp trong văn hóa Trung Quốc. Trong khi đó, model iPad 16GB thực có giá tới 499 USD.

Tuy nhiên, đối với một số người Trung Quốc, các thiết bị công nghệ sẽ không bao giờ nằm trong danh sách mua sắm của họ cho những người thân đã khuất.

“Họ thuộc về thế hệ trước. Nếu chúng tôi gửi cho họ những thứ như iPad,họ cũng không biết cách để sử dụng nó”, Thomas Soong, 61 tuổi giải thích.

“Vì vậy, theo truyền thống, chúng tôi gửi cho họ những đôi giày, áo sơ mi và tất cả các nhu yếu phẩm cần thiết”.