Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

IPU-132 thông qua Nghị quyết về chủ quyền quốc gia và quyền con người

Kinhtedothi - Sáng 30/3, trong khuôn khổ IPU-132, Ủy ban Thường trực IPU về dân chủ và nhân quyền...
Kinhtedothi - Sáng 30/3, trong khuôn khổ IPU-132, Ủy ban Thường trực IPU về dân chủ và nhân quyền đã thảo luận và thông qua Dự thảo Nghị quyết “Luật pháp quốc tế trong vấn đề chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và quyền con người”.

Đây là Dự thảo Nghị quyết đã được soạn thảo từ Đại hội đồng IPU-131. Tuy nhiên, qua thảo luận, còn có nhiều ý kiến khác nhau nên chưa thông qua được tại IPU-131. Dự thảo Nghị quyết lần này được sửa đổi, bổ sung những điểm quan trọng trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các quốc gia tại Đại hội đồng IPU-131.

 
Dự thảo có 23 điểm cơ bản, trong đó tái khẳng định: Bình đẳng chủ quyền của các quốc gia là cơ sở cho hợp tác quốc tế và là nhân tố quan trọng của sự ổn định, nhấn mạnh trách nhiệm của tất cả các Quốc gia, phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc trong việc tôn trọng quyền con người và các quyền tự do cơ bản cho mọi người, không phân biệt dưới bất kỳ hình thức nào về chủng tộc, sắc tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính trị hay các quan điểm khác, nguồn gốc quốc gia hay xã hội. 

Bà Betty Amnongi, nghị sĩ Uganda cho rằng: Dự thảo nghị quyết này tập trung vào vấn đề rất được quan tâm đó là Luật pháp quốc tế trong vấn đề chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Dự thảo nhấn mạnh vai trò của các nghị sĩ và Quốc hội các nước trong việc thúc đẩy pháp luật tại đất nước mình, cũng như làm thế nào để thực hiện hiệu quả luật pháp quốc tế để bảo vệ cho chủ quyền của các nước.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Việt Nam Lê Minh Thông cũng cho biết: Việt Nam cơ bản nhất trí với các sửa đổi và cho rằng các quốc gia cần tiếp tục đề cao luật pháp quốc tế đồng thời cần phải có ý thức tôn trọng chủ quyền quốc gia, không chỉ vì tranh thủ lợi thế của mình mà phương hại đến lợi ích quốc gia và chủ quyền quốc gia. Cho nên Việt Nam cơ bản nhất trí và mong muốn thông qua nghị quyết này tại Hà Nội.

Dự kiến, Dự thảo Nghị quyết “Luật pháp quốc tế trong vấn đề chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và quyền con người”, sẽ được thông qua tại Đại hội đồng IPU 132 vào ngày 1/4.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”

Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”

03 Jul, 09:44 PM

Kinhtedothi - Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo cụ thể về tiến độ đối với các công tác: xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ