Ít nhất 60% người trầm cảm, trẻ em tự kỷ được trị liệu tâm lý

Thanh Bình
Chia sẻ Zalo

Kinhredothi - Ít nhất 60% số người trầm cảm, trẻ em tự kỷ, người bị rối nhiễu tâm trí khác có nguy cơ cao bị tâm thần, người tâm thần được tư vấn, trị liệu tâm lý, phục hồi chức năng (PHCN) xã hội và sử dụng các dịch vụ công tác xã hội khác tại cộng đồng.

Sở Y tế Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 956/KH-SYT về hoạt động PHCN năm 2023.

Theo đó, mục tiêu cụ thể của hoạt động PHCN là 100% bệnh viện đa khoa TP có khoa PHCN và trên 50% các bệnh viện chuyên khoa thành lập khoa PHCN. Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiêt bị, nhân lực thực hiện tối thiểu 50% danh mục kỹ thuật PHCN theo phân tuyến chuyên môn kỹ thuật.

70% số trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm khuyết tật bẩm sinh, rối loạn phát triển và được can thiệp sớm các dạng khuyết tật.

80% người khuyết tật được tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau. 60% trẻ em và người khuyết tật có nhu cầu được phẫu thuật chỉnh hình, PHCN và cung cấp dụng cụ trợ giúp phù hợp.

60% cán bộ làm công tác trợ giúp người khuyết tật được tập huấn, nâng cao năng lực quản lý, chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật. 40% gia đình có người khuyết tật được tập huấn về kỹ năng, phương pháp chăm sóc PHCN cho người khuyết tật; 30% người khuyết tật nặng được tập huấn các kỹ năng sống.

Ảnh minh họa. Nguồn internet.
Ảnh minh họa. Nguồn internet.

30% trẻ em tự kỷ nặng được điều trị, giáo dục, PHCN và trợ giúp phù hợp tại các cơ sở phục hồi chức năng và trợ giúp xã hội. 85% phụ nữ mang thai được sàng lọc trước sinh 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến.

Ít nhất 60% số người trầm cảm, trẻ em tự kỷ và người bị rối nhiễu tâm trí khác có nguy cơ cao bị tâm thần và người tâm thần được tư vấn, trị liệu tâm lý, PHCN xã hội và sử dụng các dịch vụ công tác xã hội khác tại cộng đồng và tại các cơ sở chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần, cơ sở y tế.

Về công tác tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực: Củng cố Bệnh viện PHCN Hà Nội theo tiêu chuẩn bệnh viện chuyên khoa hạng II.

Củng cố và kiện toàn khoa PHCN tại các bệnh viện đa khoa tuyến tp vạ bệnh viện đa khoa tuyến huyện. Thành lập khoa PHCN tại các bệnh viện đa khoa theo điều kiện thực tế của các đơn vị.

Trung tâm Y tế quận/huyện/thị xã phân công cán bộ theo dõi hoạt động PHCN. Trạm y tế xã/phường/thị trấn có bộ phận phục hồi chức năng, cán bộ làm công tác PHCN được bồi dưỡng kiến thức.

Đặc biệt, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ và chuyên môn kỹ thuật PHCN. Duy trì, phát triển và tổ chức thống cung cấp dịch vụ và chuyên môn kỹ thuật PHCN đế phát hiện sớm, chấn đoán, điều trị.

Tăng cường phát hiện, điều trị, PHCN, quản lý người khuyết tật tại trạm y tế xã.

Củng cố, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ PHCN, phát triển công nghệ PHCN của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, PHCN.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện, chuyên môn PHCN, giám định bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh từ xa, bệnh án điện tử, hội chẩn.