Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Kết nối tạo “sân chơi” cho doanh nghiệp

Kinhtedothi - Thời gian qua, nhiều địa phương trong đó có Hà Nội đã có những chuyển biến tích cực trong việc chủ động  kết nối vùng, các địa phương để tạo sự liên kết trong giao thương hàng hóa.
Song, để các mối liên hệ này thực sự hiệu quả thì cần có “sân chơi” để các DN tìm đến nhau.

Giao lưu nhiều hơn giao thương

Theo đánh giá chung, nhiều năm qua, liên kết vùng vẫn chưa thực phát huy được hiệu quả. Đại diện Hiệp hội DN Hà Nội nhìn nhận, thực tế này có nguyên nhân không nhỏ từ việc số lượng DN được tham gia các chương trình kết nối giao thương giữa các địa phương không nhiều. Còn nhớ, tại một triển lãm về thực phẩm sạch diễn ra gần đây do Bộ NN&PTNT tổ chức tại Hà Nội, dù quy mô không nhỏ nhưng điểm qua các gian hàng do tỉnh tổ chức thì một mô típ khá chung là trưng bày một số sản phẩm của DN trong tỉnh. Quản lý gian hàng là cán bộ của trung tâm xúc tiến tỉnh đó đứng túc trực và giới thiệu sản phẩm. Tuy nhiên, khi khách tham quan quan tâm đến sản phẩm nào, có hỏi thì cán bộ xúc tiến cũng chỉ trả lời cho qua, cho xong, bởi họ không hiểu rõ về DN, sản phẩm thì rất khó có câu trả lời thỏa mãn những người quan tâm. Và nếu có đối tác nào đó muốn liên kết, tìm hiểu cũng không thể gặp được chủ DN để trao đổi trực tiếp. Đây cũng là tình trạng trung của nhiều chương trình xúc tiến giao thương hiện nay.
Sản xuất tôn cán mỏng tại Công ty TNHH CP Tiến Lợi, khu công nghiệp Lai Xá. Ảnh: Nguyễn Đức
Sản xuất tôn cán mỏng tại Công ty TNHH CP Tiến Lợi, khu công nghiệp Lai Xá. Ảnh: Nguyễn Đức
Thực tế, hàng năm, các sở, ngành liên quan đến lĩnh vực kinh tế, thương mại của các địa phương thường được dành ngân sách để tổ chức các chương trình liên kết, ký kết giao thương hoặc những triển lãm giới thiệu sản phẩm giữa tỉnh mình với tỉnh bạn, song theo phương thức là địa phương thành lập đoàn công tác gồm đại diện lãnh đạo tỉnh, sở, ban, ngành liên quan và khoảng 5 - 7 DN tham gia. Với số lượng DN và cách làm mang tính giao lưu nhiều hơn là giao thương như vậy, DN khó tìm kiếm đối tác thực sự - đại diện Hiệp hội DN quận Long Biên chia sẻ.

Hợp tác khai thác thế mạnh

Nhận thức được việc tăng cường kết nối không chỉ đáp ứng yêu cầu hội nhập mà còn giúp bổ trợ các DN trong việc tìm thị trường, các địa phương khai thác các thế mạnh của nhau, thời gian qua, Hà Nội đã tập trung nhiều hơn cho công tác này. Từ việc liên kết các tỉnh trong vùng Đồng bằng Bắc Bộ trong việc xây dựng chuỗi cung ứng cho thị trường Hà Nội đến việc ký kết với từng địa phương để mở rộng thị trường đầu ra cho nhiều loại hàng hóa, sản phẩm đã mang lại những hiệu quả thiết thực. Khẳng định liên kết vùng là xu thế tất yếu, TS Nguyễn Minh Phong - chuyên gia kinh tế cho rằng, Thủ đô Hà Nội được xác định là trung tâm chính trị - văn hóa - kinh tế và giao lưu quốc tế lớn, có yêu cầu cao về hợp tác liên kết đặt trong khung cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Tuy nhiên, nếu so sánh với các lĩnh vực khác (ví dụ dịch vụ - du lịch, thương mại) thì hợp tác vùng Thủ đô trong công nghiệp vẫn còn khá mờ nhạt, chủ yếu mới chỉ là các hoạt động đơn lẻ và tự phát từ phía DN. Điều này xuất phát từ sự thúc ép của thực tiễn sản xuất kinh doanh, của yêu cầu tìm kiếm đối tác và mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm... Từ thực tế này, ông Phong đề xuất, bên cạnh việc xây dựng hoàn thiện căn cứ pháp lý, thể chế cho liên kết Vùng Thủ đô, cần áp dụng tư duy mạng và cụm ngành sản xuất trong hoạch định chính sách liên kết và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trong đó, chiến lược phát triển trong hợp tác liên kết cần phải xác định rõ các công ty xuyên quốc gia sẽ đảm đương vị trí nào, các công ty đầu tư nước ngoài ở vị trí nào, các công ty trong nước đảm trách ở phần nào, và đặc biệt là mối tương tác giữa các loại hình DN này. Cùng với đó là việc thực hiện quy hoạch các ngành, lĩnh vực theo không gian lãnh thổ và xác định chức năng, nội dung liên kết vùng gắn với các không gian này một cách hợp lý.

Và trong mỗi chiến lược đó không thể thiếu vai trò của DN, hiệp hội DN khi không gian, môi trường liên kết đang được TP ngày một quan tâm hơn, đáp ứng với xu thế hội nhập hiện nay.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tập trung đẩy nhanh tiến độ tháo gỡ khó khăn cho 13 dự án Bán đảo Sơn Trà

Tập trung đẩy nhanh tiến độ tháo gỡ khó khăn cho 13 dự án Bán đảo Sơn Trà

04 Jul, 06:51 PM

Kinhtedothi - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 340/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại buổi làm việc với thành phố Đà Nẵng về Kế hoạch triển khai xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại thành phố Đà Nẵng; sơ kết thực hiện Kết luận số 77-KL/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 170/2024/QH15 của Quốc hội.

Tải App EVNHANOI để không bị giật mình vì hóa đơn tiền điện

Tải App EVNHANOI để không bị giật mình vì hóa đơn tiền điện

04 Jul, 05:57 PM

Kinhtedothi- Hóa đơn tiền điện tháng 6 vừa qua khiến không ít hộ gia đình “giật mình”. Thực tế cho thấy, có hai nguyên nhân chính khiến chi phí điện tăng cao rõ rệt: nhiệt độ ngoài trời liên tục ở mức 40 - 42°C suốt nhiều ngày và thói quen sinh hoạt thay đổi khi học sinh bước vào kỳ nghỉ hè. Trong bối cảnh đó, App EVNHANOI trở thành công cụ không thể thiếu để giúp khách hàng chủ động theo dõi, kiểm soát và sử dụng điện hiệu quả.

Tháng 6 mức tiêu thụ điện tăng vọt, EVNNPC khuyến cáo khách hàng điều chỉnh hành vi tiêu dùng điện hợp lý  

Tháng 6 mức tiêu thụ điện tăng vọt, EVNNPC khuyến cáo khách hàng điều chỉnh hành vi tiêu dùng điện hợp lý  

04 Jul, 05:17 PM

Kinhtedothi - Tháng 6 hàng năm thường là cao điểm của mùa nắng nóng, và năm nay, khu vực miền Bắc đã phải trải qua 3 đợt nắng nóng gay gắt, kéo dài trên diện rộng với nền nhiệt có thời điểm lên tới trên 40°C. Điều kiện thời tiết cực đoan không chỉ gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt mà còn khiến nhu cầu sử dụng điện, đặc biệt là điện sinh hoạt, tăng cao đột biến – dẫn tới hóa đơn tiền điện của nhiều hộ gia đình tăng mạnh, gây ra những băn khoăn trong dư luận.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ