Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Kết nối thị trường tiêu thụ nông sản

Kinhtedothi - Hiện trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều loại nông sản, đặc sản được xây dựng thương hiệu, sản xuất theo hướng an toàn và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tuy nhiên, các hợp tác xã, người dân vẫn loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm này, nhất là thời điểm vào vụ thu hoạch.

Sản lượng lớn, tiêu thụ chậm

Chia sẻ về những khó khăn về khâu tiêu thụ nông sản, ông Nguyễn Văn Bất, ở xã Đoài Phương cho hay: “Mít Sơn Đông ngon nổi tiếng, nhưng khi sản phẩm vào vụ thu hoạch, nông dân vẫn lo lắng vì đầu ra bấp bênh. Vào thời điểm chính vụ, do số lượng mít chín nhiều, nên không tiêu thụ được hết, thương lái thu mua tại vườn thì trả giá quá rẻ.” Còn theo ông Nguyễn Văn Sơn, ở xã Vật Lại, gia đình ông hiện sở hữu gần 500 đàn ong và thường xuyên tách đàn để gửi nuôi, bán cho bà con trong xã, các vùng lân cận. Năm nay, hoa vải được mùa, chất lượng mật ong rất tốt, nhưng số lượng lớn, khiến việc tiêu thụ chậm, giá cũng giảm hơn so với mọi năm.

Nghề nuôi ong lấy mật mang lại nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ dân trên địa bàn xã Đoài Phương, Hà Nội. Ảnh: Ngọc Ánh

Trong khi đó, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Đông Cao, xã Mê Linh Đàm Văn Đua thông tin, xã Mê Linh là một trong những vựa rau màu lớn nhất của Hà Nội, với chủng loại rau, củ, quả tương đối đa dạng, nhưng giá trị kinh tế chưa tương xứng. Vào vụ thu hoạch, nông sản bán không kịp, dẫn tới tình trạng được mùa mất giá, hoặc bị tư thương ép giá.

Về vấn đề này, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Đoàn Đức Dân cho biết, Hà Nội có nhiều nông sản, đặc sản địa phương, như: mít Sơn Tây; gạo hữu cơ Đồng Phú; gà mía Sơn Tây, Sóc Sơn; bưởi Phúc Thọ; nhãn chín muộn Quốc Oai… Hiện phần lớn nông sản bảo đảm chất lượng, nhưng đầu ra còn khó khăn, nhất là khi các sản phẩm vào vụ thu hoạch, sản lượng lớn. Điều đáng nói, người dân, hợp tác xã vẫn bán chủ yếu cho thương lái, chưa ký kết hợp đồng với DN. Vì vậy, lượng nông sản đưa vào các siêu thị, cửa hàng tiện ích còn rất khiêm tốn. Hơn nữa, mùa thu hoạch năm nay có rất nhiều loại nông sản khác, như: vải thiều, sầu riêng, rau, củ quả của các tỉnh, thành phố được mùa, cung cấp một lượng lớn về thị trường Hà Nội. Chẳng hạn, sản lượng sầu riêng ước vượt 1,5 triệu tấn, vải thiều cả nước đạt khoảng 250.000 tấn, tăng 25% so với năm ngoái...

“Nguồn hàng dồi dào, trong khi sức mua yếu, khiến nhiều loại trái cây mất giá, kéo theo sản phẩm của người dân trên địa bàn TP cũng giảm theo. Trong khi đó, rau, quả là các sản phẩm có thời gian thương phẩm rất ngắn, nếu không được xử lý kịp thời, không có công nghệ bảo quản và kho lưu trữ thích hợp, không có nơi tiêu thụ sẽ bị hỏng, gây thiệt hại về kinh tế cho người dân”- ông Đoàn Đức Dân cho hay.

Hỗ trợ nông dân, hợp tác xã “bắt tay” với doanh nghiệp

Để tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ nông sản, đặc sản khi vào vụ thu hoạch, Tổng Giám An Việt Group Đỗ Hoàng Thạch cho rằng, DN sẵn sàng đồng hành với hợp tác xã, hộ nông dân, nhưng sản xuất phải liên kết với nhau để xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, quy mô lớn, bảo đảm tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Các địa phương cần tuyên truyền để nông dân chú trọng tính toán mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp, như canh tác rải vụ, trái vụ, nhằm giảm bớt áp lực cho tiêu thụ và nâng cao lợi nhuận. Đồng thời, địa phương cần hỗ trợ cho các hợp tác xã đầu tư công nghệ sau thu hoạch, thiết bị, phương tiện thu hoạch, bảo quản, vận chuyển phù hợp với các sản phẩm rau quả để giảm thiểu tỷ lệ hư hỏng; đầu tư kho chứa, sử dụng công nghệ cao để lưu trữ rau quả lâu hơn.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Đình Hoa cho biết, Sở sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương cung cấp thông tin đầy đủ về sản lượng, mùa vụ thu hoạch các loại nông sản để các DN trong chuỗi phân phối, bán lẻ có kế hoạch hỗ trợ tiêu thụ nông sản và đẩy mạnh tiêu thụ khi vào chính vụ. Sở cũng đẩy mạnh phát triển thị trường, tăng cường kết nối, phối hợp với các đơn vị viễn thông (Viettel Post, VNPT Post), các DN có ứng dụng giao hàng chuyên nghiệp (Grab, GoViet…) đề xuất hỗ trợ chuyển đổi số trong nông nghiệp và thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông sản, tăng cường giao dịch thương mại điện tử. Hà Nội cũng liên kết với các tỉnh, TP đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối vùng, miền đưa nông sản của Hà Nội và các tỉnh, thành phố bán trực tiếp cho người tiêu dùng Thủ đô thông qua các hội chợ…

Ngoài ra, các DN hợp tác xã cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong nông nghiệp, đưa vào sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi mới cho năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng với biến đổi khí hậu. Mặt khác, các DN cũng cần chủ động nghiên cứu ứng dụng công nghệ hỗ trợ bảo quản, chế biến sâu, nhất là đối với rau, quả và các mặt hàng có giá trị cao, đa dạng hóa sản phẩm, chuyển từ bán sản phẩm thô sang các sản phẩm tinh chế, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp; thúc đẩy sản xuất theo chuỗi sản phẩm, xây dựng mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc, bảo đảm an toàn thực phẩm.

Hơn 120 gian hàng tham gia Festival Nông sản Hà Nội 

Hơn 120 gian hàng tham gia Festival Nông sản Hà Nội 

Đột phá xuất khẩu nông sản Hà Nội

Đột phá xuất khẩu nông sản Hà Nội

Nông sản Hà Nội rộng đường xuất khẩu

Nông sản Hà Nội rộng đường xuất khẩu

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phấn đấu năm 2030 GRDP bình quân đầu người tỉnh An Giang đạt 7.500 USD trở lên

Phấn đấu năm 2030 GRDP bình quân đầu người tỉnh An Giang đạt 7.500 USD trở lên

13 Jul, 12:31 PM

Kinhtedothi – Tỉnh ủy An Giang vừa có Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XI nhiệm kỳ 2020 - 2025, trình tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030 trong đó đề cập tới  mục tiêu đến năm 2030, An Giang là tỉnh phát triển khá của cả nước và là trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia.

Ngăn chặn nguy cơ bùng phát bệnh dịch tả lợn châu Phi

Ngăn chặn nguy cơ bùng phát bệnh dịch tả lợn châu Phi

13 Jul, 11:54 AM

Kinhtedothi - Từ đầu năm 2025 đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại nhiều tỉnh, TP, đặc biệt là ở nhiều địa phương khu vực miền Bắc. Dù hầu hết các ổ dịch đều ở quy mô nông hộ nhỏ lẻ và cơ bản được kiểm soát tốt, tuy nhiên nguy cơ bùng phát diện rộng là không thể chủ quan.

Cấp thiết hoàn thiện pháp lý xuất xứ hàng hoá Việt Nam

Cấp thiết hoàn thiện pháp lý xuất xứ hàng hoá Việt Nam

13 Jul, 11:28 AM

Kinhtedothi - Với hàng loạt điểm mới, dự thảo Nghị định về hàng hoá có xuất xứ Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng cường tính minh bạch và nhất quán trong việc xác định xuất xứ hàng hóa, giúp Việt Nam tránh nguy cơ bị áp thuế phòng vệ, điều tra gian lận từ các nước nhập khẩu.

Thép và lọc hóa dầu – “đôi cánh” nâng tầm kinh tế Quảng Ngãi

Thép và lọc hóa dầu – “đôi cánh” nâng tầm kinh tế Quảng Ngãi

13 Jul, 11:11 AM

Kinhtedothi- Nền tảng cho sự tăng trưởng kinh tế ấn tượng của Quảng Ngãi trong nửa đầu năm 2025 – với GRDP dẫn đầu cả nước – chính là sự bứt phá của hai ngành công nghiệp trụ cột: thép và lọc hóa dầu. “Đôi cánh” này không chỉ đưa kinh tế Quảng Ngãi cất cánh mà còn khẳng định vị thế trên bản đồ công nghiệp quốc gia.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ