Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội cung cấp thông tin về một số hoạt động chỉ đạo - điều hành nổi bật của UBND Thành phố từ ngày 20-27/9/2019 như sau:
Tiếp tục thí điểm vận hành ứng dụng dịch vụ iparking trong hoạt động trông giữ phương tiện trên địa bàn Thành phố từ ngày 01/10/2019Từ tháng 4/2017, UBND Thành phố đã đồng ý về chủ trương giao cho Công ty TNHH MTV Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội chủ trì, phối hợp cùng Công ty CP Đầu tư CIS triển khai thực hiện thí điểm ứng dụng công nghệ trông giữ xe qua điện thoại di động iParking tại 02 tuyến phố Lý Thường Kiệt và Trần Hưng Đạo. Kết quả từ khi thực hiện thí điểm đến tháng 9/2019 cho thấy: Doanh thu tăng 200%, tạo thuận lợi cho cá nhân sử dụng ô tô, xe máy tìm kiếm chỗ gửi xe tiện lợi nhất; phục vụ tốt hoạt động quản lý của Thành phố; là công cụ giúp quản lý về tài chính hiệu quả, minh bạch, tránh thất thoát; từng bước thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ chọn Hà Nội xây dựng Thành phố thông minh, trong đó, có ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ cho các dịch vụ, quản lý trên địa bàn Thành phố, từng bước thực hiện việc giảm dần thanh toán bằng tiền mặt; thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND ngày 04/7/2017 của HĐND Thành phố về việc thông qua Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn đến năm 2030”.
Tại Thông báo số 1094/TB-UBND ngày 29/9/2019, Chủ tịch UBND Thành phố thống nhất cho phép tiếp tục thí điểm vận hành ứng dụng dịch vụ iparking trong công tác trông giữ phương tiện từ ngày 01/10/2019. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, Công ty cổ phần Đầu tư CIS nghiên cứu, đề xuất UBND Thành phố chỉ đạo các giải pháp triển khai chính thức công nghệ trông giữ xe qua điện thoại di động iParking trên địa bàn. Giao Sở Giao thông Vận tải chủ trì kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm, thu hồi giấy phép trông giữ phương tiện đối với tổ chức, cá nhân vi phạm trong trông giữ phương tiện theo quy định của pháp luật.Trước tháng 10/2020, hoàn thành đầu tư dự án xây dựng mạng cấp nước sạch cho 8 xã và vùng phụ cân, huyện Đan PhượngChủ trì phiên họp xem xét về việc đầu tư dự án xây dựng hệ thống nước sạch cho 08 xã và vùng phụ cận huyện Đan Phượng, tại Thông báo số 1124/TB-UBND ngày 26/9/2019, Tập thể Lãnh đạo UBND Thành phố thống nhất chủ trương đầu tư dự án xây dựng mạng cấp nước sạch cho 8 xã (Trung Châu, Thọ An, Thọ Xuân, Hạ Mỗ, Hồng Hà, Liên Hồng, Liên Hà, Liên Trung) và vùng phụ cận, huyện Đan Phượng. Trước mắt, nguồn cấp nước được lấy từ nguồn dư của hệ thống cấp nước sông Đà, sau đó, chuyển nguồn cấp từ nhà máy nước mặt sông Hồng; tiến độ thực hiện dự án: 12 tháng, hoàn thành trước tháng 10/2020. Giao Sở Xây dựng làm việc với nhà đầu tư hệ thống cấp nước sông Đà và nhà đầu tư nhà máy nước mặt sông Hồng, yêu cầu các nhà đầu tư có văn bản cam kết đảm bảo cấp đủ nguồn cho dự án xây dựng hệ thống nước sạch cho 8 xã (Trung Châu, Thọ An, Thọ Xuân, Hạ Mỗ, Hồng Hà, Liên Hồng, Liên Hà, Liên Trung) và vùng phụ cận, huyện Đan Phượng; phối hợp với Văn phòng UBND Thành phố hoàn thiện quyết định chủ trương đầu tư, báo cáo UBND Thành phố trước ngày 25/9/2019.Hoàn chỉnh phương án mở rộng không gian đi bộ phía Nam khu phố cổ kết nối phía Bắc khu vực hồ Hoàn KiếmNgày 27/9/2019, tại Thông báo số 1137/TB-UBND, Tập thể Lãnh đạo UBND Thành phố đánh giá 3 năm tổ chức triển khai thí điểm không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Thành ủy, HĐND và UBND Thành phố, sự quyết tâm thực hiện của UBND quận Hoàn Kiếm và các sở, ngành trong việc tạo dựng một điểm đến, điểm nhấn của Thành phố, không gian đẹp gắn với các di tích văn hóa lịch sử; quá trình tổ chức thí điểm nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, dịch vụ, du lịch, nhận được sự quan tâm, đánh giá tốt của nhân dân trong nước, du khách quốc tế. Về triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, UBND Thành phố giao UBND quận Hoàn Kiếm hoàn chỉnh Báo cáo 03 năm thực hiện thí điểm không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, dự thảo Tờ trình của Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố trình Thường trực Thành ủy, Ban Thường Vụ Thành ủy cho kết thúc thí điểm và chính thức triển khai không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận. Bổ sung Báo cáo, làm rõ hơn các kết quả đã đạt được; khẩn trương làm rõ, có phương án khắc phục tình trạng: bán hàng rong, dắt động vật như chó, mèo vào trong khu vực đi bộ; quản lý hoạt động trò chơi cho các cháu chưa chặt chẽ; còn có một số hành vi xấu như: chèo kéo khách du lịch; câu cá trộm; chưa có hàng rào tự động bảo vệ tại các đường vào khu vực đi bộ; phân luồng giao thông trên phố Hai Bà Trưng và một số tuyến phố chưa tốt; công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong việc duy trì cây hoa, cây cảnh,…; việc bố trí các điểm trông giữ xe cho du khách và nhân dân chưa hợp lý.Tiếp tục nghiên cứu bổ sung một số nội dung tập trung triển khai thực hiện như quản lý không gian đi bộ; duy trì cây xanh, thảm cỏ, hoa (trồng các loại hoa theo mùa, phù hợp các tháng trong năm); xây dựng dự án đầu tư, cải tạo chiếu sáng; bổ sung ghế ngồi; quản lý máy bán hàng tự động, máy lọc nước, kêu gọi xã hội hóa đầu tư theo quy định; nghiên cứu đề xuất dự án cải tạo, chỉnh trang, GPMB khu vực Đền Bà Kiệu. Xây dựng quy chế quản lý, hoạt động không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận. Hoàn chỉnh phương án mở rộng không gian đi bộ phía Nam khu phố cổ kết nối phía Bắc khu vực hồ Hoàn Kiếm (Trước mắt, tại các phố: Đinh Liệt, Gia Ngư, Cầu Gỗ, Hàng Bè, Hàng Dầu, ngõ Cầu Gỗ, ngõ Trung Yên) để giảm áp lực đông người, phù hợp với thực tiễn và kết hợp 2 khu vực không gian đi bộ thành một chỉnh thể bổ trợ chức năng.Giao Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì tiếp nhận, cấp phép tất cả các sự kiện xung quanh khu vực Hồ hoàn Kiếm. Trước ngày 30/10 hàng năm, công bố toàn bộ các sự kiện diễn ra xung quanh khu vực hồ (các sự kiện diễn ra trong tuần của năm, địa điểm thực hiện, ...). Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Công an Thành phố, UBND quận Hoàn Kiếm khảo sát giao thông khu vực không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận để có phương án tổ chức giao thông phù hợp trong khu vực, đăc biệt trên Phố Hai Bà Trưng, khu vực trước cửa Ngân hàng Nhà nước; bố trí các điểm trông giữ xe (ô tô, mô tô, xe đạp, …) tạo thuận lợi cho người và phương tiện tham gia giao thông. Đề xuất Thành phố xem xét thực hiện thí điểm không cho các phương tiện giao thông hoạt động trong thời gian 01 tháng đối với toàn bộ không gian đi bộ xung quanh hồ Hoàn Kiếm để phân tích, đánh giá, từ đó, đưa ra giải pháp lâu dài cho việc quản lý phương tiện đi vào nội đô. Sở Du lịch quản lý du lịch thông minh, lắp đặt đồng hồ cỡ lớn. Công ty TNHH MTV công viên cây xanh Hà Nội tăng cường rà soát, cắt tỉa cây xanh trong khu vực.Xử phạt 313.500.000 đồng đối với 96 cơ sở tại 29/30 quận, huyện, thị xãBáo cáo Chính phủ tại văn bản số 295/BC-UBND, ngày 27/9/2019, về việc thực hiện Quyết định số 47/2018/QĐ-TTg, ngày 26/11/2018, của Thủ tướng Chính phủ, UBND Thành phố đã triển khai hiệu quả, tích cực thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTP tại 30 huyện, quận, thị xã và 584 xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kết quả thanh tra đến ngày 20/9/2019 như sau: - 29/30 quận, huyện đã tiến hành thanh tra ATTP. Tổng số cơ sở được thanh tra: 310 cơ sở, xử phạt 96 cơ sở, số tiền phạt 313.500.000 đồng. - 18/30 quận, huyện, thị xã đã triển khai thanh tra chuyên ngành tại tuyến xã, phường, thị trấn (Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Thanh Oai, Chương Mỹ, Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Hoài Đức chưa triển khai thanh tra ở tuyến xã, phường, thị trấn). Tổng số xã, phường, thị trấn đã triển khai thanh tra: 131/584. Tổng số cơ sở được thanh tra: 859 cơ sở, xử phạt 206 cơ sở, số tiền phạt 408.350.000 đồng.Về kế hoạch thực hiện trong thời gian tới, Thành phố đảm bảo 100% các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn tiến hành thanh tra theo đúng kế hoạch thanh tra 6 tháng cuối năm 2019 đã được phê duyệt, đảm bảo đúng quy trình thanh tra và xử lý nghiêm vi phạm hành chính hoặc chuyển xử phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định của pháp luật, tăng tỷ lệ mức xử phạt trung bình/01 cơ sở. Thông báo kết quả thanh tra và quản lý hồ sơ thanh tra theo quy định. Số lượng cơ sở được thanh tra tăng, đảm bảo đạt số lượng sau 01 năm thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTP: tỷ lệ cơ sở thanh tra/Tổng số cơ sở thuộc phân cấp quản lý: (Tuyến quận, huyện, thị xã là 25%; Tuyến xã, phường, thị trấn là 50%). Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc tiến độ thực hiện thanh tra chuyên ngành ATTP của các đơn vị phát hiện các vướng mắc, phát sinh để có biện pháp khắc phục. Khi tiến hành thanh tra chuyên ngành ATTP nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về ATTP của chính quyền quận, huyện và xã, phường. Tạo ra sự chuyển biến nhanh, tích cực việc chấp hành quy định ATTP của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Nguồn gốc thực phẩm, quá trình lưu thông thực phẩm trên thị trường kiểm soát tốt hơn. Các hành vi vi phạm quy định ATTP được phát hiện và xử lý nghiêm, kịp thời.Đầu tư xây dựng Trung tâm Phẫu thuật và Hồi sức Sản phụ khoa - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội theo tiêu chuẩn quốc tếTại Thông báo số 1126/TB-UBND, ngày 26/9/2019, Chủ tịch UBND Thành phố thống nhất kết luận và chỉ đạo một số nội dung tại cuộc làm việc với Tập thể Bệnh viện Phụ sản Hà Nội như sau: đồng ý về chủ trương với đề xuất của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội về việc dùng toàn bộ tiền từ quỹ đầu tư cho phát triển của bệnh viện để đầu tư xây dựng Trung tâm Phẫu thuật và Hồi sức Sản phụ khoa theo tiêu chuẩn quốc tế. Giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc nghiên cứu quy hoạch Trung tâm Phẫu thuật và Hồi sức Sản phụ khoa đồng bộ các khoa, phòng: cận lâm sàng, kho lưu trữ Tế bào Gen, kho lưu trữ tinh trùng, khoa Điều trị; tổ chức quy hoạch lại giao thông trong Bệnh viện và bố trí 02-03 tầng hầm để xe.Giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Văn hóa - Xã hội Thành phố phối hợp Bệnh viện Phụ sản Hà Nội nghiên cứu, lập dự án cải tạo, chỉnh trang khu tòa nhà A (5 tầng cũ được sử dụng từ năm 1979), báo cáo UBND Thành phố phê duyệt. Giao Bệnh viện Phụ sản Hà Nội phối hợp các sở, ngành, đơn vị thực hiện quy hoạch, thiết kế đảm bảo đồng bộ, phù hợp công năng khám, chữa bệnh tại bệnh viện; tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn sâu, mũi nhọn, chất lượng cao đáp ứng được các kỹ thuật mới để áp dụng triển khai trong công tác khám, chữa bệnh; tăng cường công tác hợp tác quốc tế; hợp tác với các tỉnh, Thành phố để chuyển giao kỹ thuật cho các tuyến huyện và các bệnh viện vệ tinh; phối hợp Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn xây dựng kế hoạch triển khai đào tạo, chuẩn bị nguồn nhân lực cho Bệnh viện Nhi Phụ sản tại Hà Đông; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác khám, chữa bệnh, đặc biệt quản lý lưu trữ dữ liệu phục vụ nghiên cứu khoa học và các hoạt động của Bệnh viện.Trước ngày 5/10/2019, báo cáo vụ việc tại Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật Hà Nội, xã Thuỵ An, huyện Ba VìCăn cứ thông tin báo chí phản ảnh về nghi vấn nhiều cán bộ, nhân viên công tác tại Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật Hà Nội, xã Thuỵ An, huyện Ba Vì thường xuyên tuồn hàng từ thiện do các cá nhân, tổ chức trao tặng ra ngoài bán, Chủ tịch UBND Thành phố đã ký văn bản số 4196/UBND-TKBT ngày 26/9/2019 giao Chánh Thanh tra Thành phố chủ trì, phối hợp Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành lập đoàn kiểm tra làm rõ thông tin báo nêu; xử lý nghiêm, dứt điểm các hành vi vi phạm (nếu có) theo đúng quy định pháp luật; báo cáo Thành ủy, UBND Thành phố trước ngày 5/10/2019. Kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân và người đứng đầu cơ sở (nếu có) theo quy định. Giao Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tăng cường chức năng quản lý nhà nước, thường xuyên kiểm tra công tác quản lý, điều hành và nghiệp vụ tại các trung tâm, đơn vị trực thuộc trên địa bàn Thành phố.Tăng cường công tác bảo vệ trụ sở, tổ chức lắp đặt hệ thống bảo vệ trong các trụ sở nhằm phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm cướp, cướp giật, trộm cắpXét báo cáo của Công an Thành phố về việc triển khai đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm hình sự, tội phạm cướp, cướp giật, trộm cắp tài sản trên địa bàn Thành phố từ ngày 15/9 đến 14/11/2019, UBND Thành phố ban hành văn bản số 4152/UBND-NC, ngày 23/9/2019, chỉ đạo giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của các cấp chính quyền, thủ trưởng các đơn vị đối với công tác phòng ngừa đấu tranh với tội phạm nói chung, tội phạm trật tự xã hội nói riêng. Tăng cường tuyên truyền sâu rộng, phổ biến cho người dân về phương thức thủ đoạn của tội phạm cướp, cướp giật, trộm cắp tài sản; các cơ quan, doanh nghiệp, trường học… tăng cường công tác bảo vệ trụ sở, tổ chức lắp đặt hệ thống bảo vệ trong trụ sở, đôn đốc lực lượng bảo vệ cơ quan, trường học, nhất là trụ sở ngân hàng, kho bạc, quỹ tín dụng nêu cao tinh thần cảnh giác, bố trí đủ lực lượng bảo đảm an toàn cho trụ sở. Huy động sự tham gia tích cực của toàn dân trong phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm, nâng cao ý thức cảnh giác, tự bảo vệ tài sản của nhân dân; vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia vào việc phát hiện, bắt giữ và cung cấp các thông tin về các ổ nhóm tội phạm trộm cắp, cướp, cướp giật tài sản… Chủ động phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý về an ninh, trật tự đối với từng địa bàn, đồng thời hạn chế các nguyên nhân, điều kiện để tội phạm lợi dụng gây án. Tích cực phối hợp, hỗ trợ lực lượng công an về nhân lực, vật lực tạo điều kiện tốt nhất cho lực lượng công an các cấp thực hiện các biện pháp, giải pháp phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm đạt mục đích, chỉ tiêu đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm cướp, cướp giật, trộm cắp.