Kêu gọi bảo vệ quyền lợi người lao động di cư

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Ông Abdelhamid El Jamri, Chủ tịch Ủy ban bảo vệ quyền của người lao động di cư và gia đình họ, nhấn mạnh di cư vẫn đang bị nhiều nước coi là vấn đề an ninh và do các cơ quan thực thi pháp luật giải quyết.

KTĐT - Ông Abdelhamid El Jamri, Chủ tịch Ủy ban bảo vệ quyền của người lao động di cư và gia đình họ, nhấn mạnh di cư vẫn đang bị nhiều nước coi là vấn đề an ninh và do các cơ quan thực thi pháp luật giải quyết.

Ngày 25/10, Liên hợp quốc đã ra báo cáo kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để bảo vệ quyền của 200 triệu người lao động di cư trên khắp thế giới.

Báo cáo nêu rõ phần lớn những đối tượng này đang phải chịu đựng các hình thức bạo hành về thể chất và tinh thần, bị quấy rối tình dục, giam cầm và cưỡng bức.

Phát biểu tại phiên họp toàn thể Đại Hội đồng Liên hợp quốc khóa 65, bà Raquel Rolnik, báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về vấn đề nhà ở, cho biết người lao động di cư phải sống trong các container hoặc các căn lều xây tạm không điện nước và các dịch vụ tối thiểu khác, không được tiếp cận nhà ở công cộng do bị phân biệt đối xử tại hầu hết các nước trên thế giới.

Bà cho rằng các điều kiện ăn ở tồi tệ và sự phân biệt đối xử đối với người lao động di cư chỉ có thể được giải quyết bằng một giải pháp chung trên cơ sở tôn trọng luật quốc tế về quyền con người, cấm mọi hình thức đối xử phân biệt và bất công.

Ông Abdelhamid El Jamri, Chủ tịch Ủy ban bảo vệ quyền của người lao động di cư và gia đình họ, nhấn mạnh di cư vẫn đang bị nhiều nước coi là vấn đề an ninh và do các cơ quan thực thi pháp luật giải quyết.

Tuy nhiên, chặn lưu thông tự do lao động di cư không giúp làm giảm số người di cư mà còn làm tăng khả năng dễ bị tổn thương của lao động di cư trước sự phân biệt đối xử và các loại tội phạm như buôn người và các hình thức buôn lậu khác.

Ông cho biết Công ước Liên hợp quốc về bảo vệ người lao động di cư và gia đình họ đã được 43 nước phê chuẩn nhưng chưa nước nào thực hiện Công ước này mà chỉ mới xem xét khía cạnh kinh tế của vấn đề di cư nhằm tiến tới một đường lối tôn trọng hơn đối với quyền con người của lao động di cư.