Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Khai ấn đền Trần năm 2023 không còn cảnh chen lấn "cướp lộc"

Hoàng Quân
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Lễ hội Khai ấn đền Trần 2023 được tổ chức trang trọng với các nghi lễ rước kiệu ấn từ Đền Cố Trạch sang Đền Thiên Trường, không còn cảnh chen lấn "cướp lộc" của du khách.

Lễ hội Khai ấn đền Trần 2023 được tổ chức trang trọng từ 22 giờ 15 ngày 4/2 tại khu Di tích đền Trần (chùa Phổ Minh, phường Lộc Vượng, TP.Nam Định).
Lễ hội Khai ấn đền Trần 2023 được tổ chức trang trọng từ 22 giờ 15 ngày 4/2 tại khu Di tích đền Trần (chùa Phổ Minh, phường Lộc Vượng, TP.Nam Định).
Để đảm bảo công tác an ninh, trong ngày diễn ra lễ Khai ấn đền Trần, Ban Tổ chức đã thực hiện 5 vòng an ninh, 30 chốt bảo đảm an ninh.
Để đảm bảo công tác an ninh, trong ngày diễn ra lễ Khai ấn đền Trần, Ban Tổ chức đã thực hiện 5 vòng an ninh, 30 chốt bảo đảm an ninh.
Sau ba năm không tổ chức để phòng, chống dịch bệnh Covid, năm nay, Lễ hội Khai ấn Đền Trần Xuân Quý Mão được tổ chức trở lại. 
Sau ba năm không tổ chức để phòng, chống dịch bệnh Covid, năm nay, Lễ hội Khai ấn Đền Trần Xuân Quý Mão được tổ chức trở lại. 
Nghi lễ Khai ấn có sự tham gia của 14 cụ cao niên trong họ Trần của làng Tức Mạc, phường Lộc Vượng. Bồi tế đặt giấy điệp trịnh trọng trước chủ tế. Khi chiêng trống vang lên, chủ tế nghiêm trang đóng ấn mực đỏ vào tập giấy điệp.
Nghi lễ Khai ấn có sự tham gia của 14 cụ cao niên trong họ Trần của làng Tức Mạc, phường Lộc Vượng. Bồi tế đặt giấy điệp trịnh trọng trước chủ tế. Khi chiêng trống vang lên, chủ tế nghiêm trang đóng ấn mực đỏ vào tập giấy điệp.
Lễ Khai ấn với các nghi lễ rước kiệu ấn từ Đền Cố Trạch sang Đền Thiên Trường, dâng hương, tế cáo trước ban thờ Trung Thiên Đền Thiên Trường, rước ấn vào nội cung và đặt tại ban công đồng để làm lễ xin Khai ấn.
Lễ Khai ấn với các nghi lễ rước kiệu ấn từ Đền Cố Trạch sang Đền Thiên Trường, dâng hương, tế cáo trước ban thờ Trung Thiên Đền Thiên Trường, rước ấn vào nội cung và đặt tại ban công đồng để làm lễ xin Khai ấn.
Chủ tịch UBND TP Nam Định Phạm Duy Hưng cho biết, Lễ khai ấn đền Trần vđã được Bộ VHTT&DL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: "Ngày nay, hoạt động không chỉ mang đậm giá trị văn hóa truyền thống, yếu tố tâm linh mà còn mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc về truyền thống đạo lý Uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Các tầng lớp Nhân dân bày tỏ lòng thành kính, tri ân công đức của các bậc tiền nhân, ghi nhớ công lao của vương triều Trần trong dựng nước và giữ nước Đại Việt với hào khí Đông A sáng ngời ba lần đánh thắng quân Nguyên - Mông xâm lược" - ông Phạm Duy Hưng chia sẻ.
Chủ tịch UBND TP Nam Định Phạm Duy Hưng cho biết, Lễ khai ấn đền Trần vđã được Bộ VHTT&DL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: "Ngày nay, hoạt động không chỉ mang đậm giá trị văn hóa truyền thống, yếu tố tâm linh mà còn mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc về truyền thống đạo lý Uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Các tầng lớp Nhân dân bày tỏ lòng thành kính, tri ân công đức của các bậc tiền nhân, ghi nhớ công lao của vương triều Trần trong dựng nước và giữ nước Đại Việt với hào khí Đông A sáng ngời ba lần đánh thắng quân Nguyên - Mông xâm lược" - ông Phạm Duy Hưng chia sẻ.
Sau khi kết thúc các nghi lễ, Ban Tổ chức mở cửa đền cho người dân đi lễ. Du khách thập phương vội vàng đổ dồn vào sân đền.
Sau khi kết thúc các nghi lễ, Ban Tổ chức mở cửa đền cho người dân đi lễ. Du khách thập phương vội vàng đổ dồn vào sân đền.
Theo quan niệm, người xin được lộc ấn mang về treo tại đền, phủ, từ đường hay tại gia có ý nghĩa trừ ma quỷ, hóa giải rủi ro và điều xấu, thu hút may mắn và thuận lợi trong đường công danh, sự nghiệp.
Theo quan niệm, người xin được lộc ấn mang về treo tại đền, phủ, từ đường hay tại gia có ý nghĩa trừ ma quỷ, hóa giải rủi ro và điều xấu, thu hút may mắn và thuận lợi trong đường công danh, sự nghiệp.
Theo kế hoạch, từ 5 giờ ngày 15 tháng Giêng Âm lịch, Ban Tổ chức tổ chức phát ấn cho Nhân dân và du khách tại các điểm ba nhà Giải Vũ, nhà trưng bày Đền Trùng Hoa.
Theo kế hoạch, từ 5 giờ ngày 15 tháng Giêng Âm lịch, Ban Tổ chức tổ chức phát ấn cho Nhân dân và du khách tại các điểm ba nhà Giải Vũ, nhà trưng bày Đền Trùng Hoa.
Bên cạnh đó, trong các ngày từ 11 đến 16 tháng Giêng bên ngoài cổng ngũ môn Đền Trần sẽ diễn ra các hoạt động hội truyền thống gồm: múa lân, rồng, hát chèo, chầu văn, thi đấu cờ bỏi, đấu vật, võ thuật…
Bên cạnh đó, trong các ngày từ 11 đến 16 tháng Giêng bên ngoài cổng ngũ môn Đền Trần sẽ diễn ra các hoạt động hội truyền thống gồm: múa lân, rồng, hát chèo, chầu văn, thi đấu cờ bỏi, đấu vật, võ thuật…