Với sự quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, của doanh nghiệp và nhân dân Thủ đô, 6 tháng đầu năm 2018, kinh tế của Thành phố tăng trưởng cao hơn cùng kỳ, GRDP khoảng 7,07% (cùng kỳ 6,64%); thu ngân sách nhà nước ước đạt 51% dự toán, tăng 19% so với cùng kỳ. Môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện, chỉ số PCI tăng một bậc đứng thứ 13/63 tỉnh, thành phố, cao nhất từ trước đến nay; lần đầu tiên trong 30 năm qua, 6 tháng đầu năm 2018, Hà Nội vượt lên dẫn đầu cả nước thu hút được 5,9 tỷ USD vốn FDI. Công tác quản lý và phát triển đô thị được tăng cường, vệ sinh môi trường và giảm ùn tắc giao thông có nhiều chuyển biến tích cực; công tác xây dựng nông thôn mới được quan tâm, đến nay Thành phố đã có 4 huyện và 294/386 xã đạt chuẩn nông thôn mới. An sinh xã hội được quan tâm, chăm lo người có công với cách mạng, gia đình chính sách. Văn hóa - xã hội, y tế, giáo dục tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh, phát triển; quốc phòng được củng cố, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, đối ngoại được mở rộng.
Đối chiếu với kế hoạch của 1/2 nhiệm kỳ, đến nay 13 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố đều được triển khai đồng bộ, hiệu quả, có 4 chỉ tiêu dự kiến về đích trong năm 2018.
Chủ tịch HĐND TP cũng nêu, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội những tháng đầu năm 2018 của Thành phố cũng còn bộc lộ một số hạn chế, yếu kém, đó là: mặc dù đã tăng được 2 bậc song xếp hạng chỉ số PAPI của Thành phố so với cả nước còn thấp; là Thành phố có tốc độ đô thị hóa nhanh với mật độ nhà chung cư dày đặc nhưng công tác quản lý vận hành sử dụng nhà chung cư, tái định cư, nhà chuyên dùng vẫn còn nhiều bất cập gây bức xúc cho nhân dân như vấn đề phòng cháy chữa cháy, tranh chấp quỹ bảo trì, thành lập ban quản trị…; vi phạm về trật tự xây dựng vẫn còn những diễn biến phức tạp, một số công trình vi phạm tồn đọng chưa được xử lý dứt điểm, số công trình vi phạm mới vẫn ở mức cao, nhất là vi phạm xây dựng trên đất nông nghiệp, đất công….
"Do vậy, tại kỳ họp này, chúng ta không thể chủ quan, hài lòng với những kết quả đã đạt được mà phải tiếp tục nghiên cứu các giải pháp khả thi, đưa nghị quyết vào cuộc sống để khắc phục những hạn chế, khuyết điểm; góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2018.
Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc cũng cho biết, tại kỳ họp này, HĐND Thành phố xem xét, thảo luận và thông qua 12 báo cáo và 3 nghị quyết thường kỳ; 2 báo cáo và 7 nghị quyết chuyên đề liên quan đến phát triển kinh tế xã hội của Thành phố và đời sống dân sinh như: mức thu học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập của thành phố Hà Nội; cơ chế hỗ trợ từ ngân sách địa phương thực hiện Đề án chương trình sữa học đường; mức hỗ trợ vùng ảnh hưởng môi trường cho người dân khu vực xung quanh các khu xử lý chất thải rắn trên địa bàn Thành phố; hỗ trợ đối với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; một số cơ chế, chính sách đặc thù cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác chuyên môn về công nghệ thông tin; định mức chi phí quản lý dự án và nội dung chi quản lý dự án của Ban Quản lý xã; một số nội dung, mức chi đặc thù phục vụ công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thành lập mới trên địa bàn Thành phố....Kỳ họp thứ 6 HĐND Thành phố khóa XV, nhiệm kỳ 2016 - 2021 từ ngày 4 đến ngày 6/7/2018 |
Trong quá trình chuẩn bị nội dung, có sự phối hợp chặt chẽ giữa Thường trực HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ Thành phố; giữa các ban HĐND với các cơ quan chủ trì soạn thảo để trình ra kỳ họp, bảo đảm đúng thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật. Đối với những nghị quyết có nội dung quan trọng, tác động trực tiếp, rộng khắp đến đời sống xã hội, Ủy ban MTTQ tổ chức lấy ý kiến của các nhà khoa học, nhà quản lý để phản biện một cách sâu sắc, toàn diện trước khi trình HĐND quyết định như: Dự thảo nghị quyết về cơ chế hỗ trợ từ ngân sách địa phương thực hiện Đề án chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học giai đoạn 2018 -2020; Dự thảo nghị quyết quy định mức hỗ trợ vùng ảnh hưởng môi trường cho người dân khu vực xung quanh các khu xử lý chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp trên địa bàn Thành phố. Qua ý kiến phản biện, UBND Thành phố đã trân trọng tiếp thu vào dự thảo trình ra kỳ họp.
HĐND Thành phố tiếp tục thực hiện quyền giám sát trực tiếp thông qua hoạt động chất vấn, tái chất vấn của đại biểu HĐND đối với UBND Thành phố và các cơ quan liên quan. Tại kỳ họp này, HĐND sẽ dành một ngày để chất vấn và trả lời chất vấn. Điểm mới của phiên chất vấn lần này là: để các cơ quan được chất vấn có thời gian tổ chức thực hiện kết luận của Chủ tọa tại kỳ họp thứ 5; kỳ họp thứ 6 này HĐND Thành phố sẽ không tái chất vấn việc thực hiện các kết luận của Chủ tọa tại kỳ họp thứ 5 mà dành thời gian chất vấn các nhóm vấn đề mới. Để chuẩn bị cho phiên chất vấn, Thường trực, các Ban HĐND Thành phố đã tổ chức các cuộc giám sát, tiếp xúc cử tri chuyên đề lắng nghe ý kiến, kiến nghị của các tầng lớp cử tri và nhân dân; đảm bảo mỗi vấn đề đưa ra đều là những vấn đề quan trọng, trọng tâm, bức xúc nổi cộm đang được đông đảo cử tri, nhân dân Thủ đô và dư luận quan tâm. Việc thực hiện các kết luận của Chủ tọa tại kỳ họp thứ 5 sẽ được tái chất vấn tại kỳ họp thứ 7 HĐND Thành phố.Theo Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc, Kỳ họp thứ Sáu HĐND Thành phố Hà Nội (khóa XV) có nhiều nội dung quan trọng cần được xem xét nghiêm túc, trách nhiệm. Để đổi mới hoạt động của HĐND trong kỳ họp theo hướng: hiệu quả, thiết thực, nghị quyết sát với thực tiễn, phát huy được trí tuệ của từng đại biểu, kỳ họp này đã rút ngắn thời gian họp nhưng thay đổi cách thức: gửi tài liệu và gợi ý tham gia tới đại biểu trước; tổ chức thảo luận tổ trước khi vào phiên họp chính thức. Qua phiên thảo luận tổ vào chiều ngày 4/7/2018 đã có 55 đại biểu phát biểu với 60 lượt ý kiến. Và những ý kiến đó đã được UBND và các ngành nghiêm túc giải trình trong các văn bản đã gửi.
"Thay mặt Chủ tọa kỳ họp, tôi trân trọng đề nghị các vị đại biểu HĐND Thành phố nêu cao tinh thần trách nhiệm trước cử tri, tập trung trí tuệ, nghiên cứu, thảo luận dân chủ, tham gia đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, phản ánh được tâm tư, nguyện vọng của cử tri, góp phần vào thành công của kỳ họp, đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân Thủ đô", Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc nhấn mạnh.
Các đại biểu dự kỳ họp |
Đẩy mạnh thu hút đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2018 của thành phố Hà Nội cho biết, tổng hợp kết quả đạt được cả năm 2017 cho thấy những nhận định, đánh giá đã báo cáo HĐND Thành phố cơ bản phù hợp, trong đó, có thêm 1 chỉ tiêu vượt kế hoạch, nâng tổng số lên 7/20 chỉ tiêu vượt kế hoạch (đã báo cáo 6/20 chỉ tiêu vượt kế hoạch; nay thêm chỉ tiêu giảm hộ nghèo.
Năm 2018, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, thu hút đầu tư tăng, tổng vốn đầu tư xã hội tăng 9,9% so với cùng jỳ, ước đạt 128,9 nghìn tỷ đồng, giá cả hàng hóa, dịch vụ ổn định, công nghiệp thương mại du lịch tăng manh so cùng kỳ, nông nghiệp phát triển ổn định….
Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn 6 tháng đầu năm tăng 7,07% theo phương pháp tính mới, cao hơn mức tăng 6 tháng đầu năm 2017 là 6,64%. Trong đó, các nhóm ngành tăng cao hơn so cùng kỳ. Cụ thể, dịch vụ tăng 7,04%, công nghiệp- xây dựng tăng 7,72%. Sản xuất công nghiệp đạt kết quả tích cực, chỉ số sản xuuất công nghiệp ước tăng 8%, cao hơn mức 6,07% so cùng kỳ…
Môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện, chỉ số PCI đưng thứ 13/63 tỉnh, thành phố, cao nhất từ trước đến nay. Giá cả thị trường ổn định, chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp hơn so cùng kỳ (khoảng 2,24- 2,24%; cùng kỳ là 3,86%).
Cải cách thủ tục hành chinh tiếp tục được đẩy mạnh toàn diện. Thành phố dã thông qua đơn giản hóa đối với 61 thủ tục hành chínhthuộc 7 lĩnh vực quản lý Nhà nước. Hà Nội là Tỉnh/thành đầu tiên ban hành quy định về việc thực hiện cơ chế một cửa và một cửa liên thong đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, DN, HTX có cung ứng dịch vụ công.
Ngành du lịch tiếp tục tăng mạnh do thực hiện hiệu quả các chương trình xúc tiến và quảng bá du lịch tròng và ngoài nước. Lượng khách quốc tế có lưu trú đến Thủ đô đạt 2,21 triệu lượt, tăng 27% (nếu gộp cả khách không lưu trú đạt 3,07 triệu lượt, tăng 26%); đáng chú ý, khách đến với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng tăng 34% so cùng kỳ, chủ yếu bằng đường hàng không (tăng 30,9%).
Đáng chú ý, thu hút đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh tiếp tục được UBND Thành phố quan tâm chỉ đạo toàn diện. Thành phố đẩy mạnh xúc tiến kêu gọi đầu tư các dự án mới, đồng thời tích cực đôn đốc các cơ quan chuyên môn hỗ trợ nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện dự án. Các chỉ số tổng hợp về năng lực cạnh tranh và cải cách hành chính năm 2017 tiếp tục tăng hạng và giữ vị trí cao so với các tỉnh, thành phố: Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đứng vị trí 13/63 (tăng 1 bậc); Chỉ số Cải cách hành chính (PAR Index) đứng vị trí 2/63 (tăng 1 bậc). Tổ chức Hội nghị “Hà Nội 2018 - hợp tác đầu tư và phát triển” ngày 17/6/2018.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2018 của thành phố Hà Nội |
Tổng vổn đầu tư xã hội ước thực hiện 128,9 nghìn tỷ đồng, tăng 9,9%; thu hút đầu tư nước ngoài ước đạt 1,2 tỷ USD, tăng 9,4%; lũy kế đến nay có 4.325 dự án FDI còn hiệu lực, tổng vốn 27,94 tỷ USD, trong đó đã giải ngân khoảng 15,4 tỷ USD26. Các dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách ước thực hiện 60 dự án, tồng mức đầu tư ước đạt 80 nghìn tỷ đồng, giảm 38% về số dự án nhưng tăng 19% về vốn; có 15 dự án điều chỉnh quy mô vốn, tăng 2,5 nghìn tỷ đồng. Đối với các dự án theo hình thức ppp, đã phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi 01 dự án, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư 02 dự án, nâng tổng sổ dự án đầu tư theo hình thức ppp đang thực hiện lên 12 dự án, tổng mức đầu tư 28,4 nghìn tỷ đồng (hiện còn 95 dự án ppp đang hoàn thiện thủ tục, TMĐT ước tính 270 nghìn tỷ đồng).
Trong 6 tháng cuối năm 2018, để hoàn thành nhiệm vụ thu, chi ngân sách năm 2018 ở mức cao nhất, các ngành các cấp, các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp cần nỗ lực phấn đấu, thực hiện đồng bộ các giải pháp đã đề ra trong các Nghị quyết, Chương trình của Thành ủy, HĐND và UBND Thành phố; trong đó, về tài chính - ngân sách tập trung đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ thu NSNN trên địa bàn, đặc biệt chú trọng công tác thu hồi nợ đọng thuế, phấn đẩu hoàn thành dự toán thu NSNN được giao. Thực hiện quản lý chỉ NSNN đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, theo đúng dự toán được giao và các chế độ, chính sách theo quy định; điểu hành ngân sách chủ động, tích cực, đảm bảo an sinh xã hội và cân đôi ngân sách các câp; đây nhanh tiên độ giải ngân von đầu tư xây dựng cơ bản, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đâu tư; rà soát, sắp xếp các nhiệm vụ chỉ chưa thực sự cấp thiết; hạn chế tối đa tố chức hội nghị, lễ hội, hội thảo, khánh tiết, công tác nước ngoài...
Làm rõ thêm các kiến nghị của cử tri
Báo cáo làm rõ thêm các kiến nghị của cử tri, Giám đốc sở KHĐT Nguyễn Mạnh Quyền cho biết: Về tiến độ triển khai xây dựng cơ bản trên địa bàn TP và các nội dung trọng điểm, trong giai đoạn 2015 – 2020, thực hiện chủ trương của T.Ư và triển khai các luật đầu tư công, TP đã triển khai xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn. Đây là lần đầu tiên TP thực hiện, căn cứ chỉ đạo của T.Ư (đã bị chậm gần 2 năm) thì TP mới hoàn thành vào cuối 2017. Đây là vấn đề mới mẻ và thời gian thực hiện ngắn, TP đã có chỉ đạo kịp thời để bắt tay vào thực hiện ngay các nội dung này.
Về khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện trong 2 năm vừa qua, TP đã có kiến nghị T.Ư điều chỉnh luật. TP đã kiện toàn ban QLDA, sắp xếp lại các ban nên cũng làm ảnh hưởng một phần đếnn tiến độ thực hiện kế hoạch. Từ 2018, 5 ban QLDA đã đi vào hoạt động, triển khai các dự án chuyên nghiệp hơn.
Kết quả thực hiện, theo nghị quyết 15 của HĐND TP đã có phê duyệt cho hơn 69.794 tỷ đồng cho 102 dự án đầu tư mới. Trong quá trình triển khai có bổ sung thêm hơn 7.500 tỷ đồngđến nay đã 427 dự án gồm 199 dự án chuyển tiếp. Năm 2016 đã tiến hành 94/102 dự án đã khởi công, các dự án còn lại đang điều chỉnh và hoàn thiện hồ sơ… Đến năm 2021 sẽ có 31/126 dự án tiến hành khởi công, còn 17 dự án bố trí kế hoạch đợt tới.
Giám đốc sở KHĐT Nguyễn Mạnh Quyền làm rõ thêm các kiến nghị của cử tri |
Về kết quả giải ngân, trong 6 tháng 2018, TP đã giải ngân 27.166 tỷ đồng, đạt 39% kế hoạch đầu tư công trung hạn. Nếu xem xét thông thường, đến nay đã qua nửa nhiệm kỳ phải thực hiện được 50% kế hoạch giải ngân, tuy nhiên đến nay mới đạt 39%. Tuy nhiên, theo ông Quyền, nếu cả hệ thống tập trung sẽ thực hiện được tiến độ giải ngân đặt ra.
Với các dự án trọng điểm, đây là quyết tâm cả hệ thống chính trị, đặt ra từ đầu kỳ 52 dự án, bổ sung 3 dự án lên 55 dự án. Theo kế hoạch từ đầu kỳ các dự án vừa triển khai thực hiện, vừa hoàn thành... trong đó xác định 33 công trình hoàn thành đến hết 2020, các dự án khác đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư.
Đến nay đã có 4 dự án hoàn thành, 17 dự án đẩy nhanh tiến độ thị công, 33 dự án đang thực hiện kế hoạch đầu tư. Qua rà soát, dự báo đến hết 2020 có 34/55 dự án đáp ứng tiến độ. Tuy nhiên để hoàn thành 33 dự án theo kế hoạch còn khó khăn đòi hỏi quyết tâm, xác định rõ trách nhiệm chủ đầu tư khi đã hoàn thành thủ tục đi vào triển khai, đặc biệt là năng lực nhà thầu, tư vấn. Nếu công tác GPMB thuận lợi thì việc thi công sẽ rất nhanh chóng.
Về phân cấp quản lý xã hội, TP đã thực hiện nhiều năm. Qua các quyết định phân cấp thì còn nhiều điểm bất cập, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thủy lợi, cây xanh, chiếu sáng, duy tu, bảo dưỡng các công trình giao thông, môi trường... bởi đây là vấn đề khó tách bạch liên quan đến ngành và địa phương quản lý.
DVCTT mức độ 3,4 là nội dung TP đang triển khai quyết liệt về ứng dụng CNTT, cơ quan điện tử, Thành phố thông minh. Tính đến tháng 6/21018, toàn TP đã thực hiện 515 DVCTT mức độ 3,4. Trong đó có 345 dịch vụ mức độ 3, 170 dịch vụ mức độ 4. Nội dung này vượt 30% chỉ tiêu đề ra. Trong đăng ký kinh doanh, đã thực hiện 100% đăng ký kinh doanh qua mạng, đầu tư nước ngoài vượt chỉ tiêu yêu cầu. Theo đánh giá của Bộ TTTT, đánh giá Hà Nội xếp 3/63 các tỉnh, thành phố trong mức độ sẵn sàng về ứng dụng CNTT, dần đầu cả nước về hồ sơ giao dịch qua mạng, là địa phương duy nhất cung cấp 100% dịch vụ công tại xã, phường, thị trấn…
Tổng thu NSNN 6 tháng đầu đạt 50,4% dự toán, tăng 19% so với cùng kỳ
Báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2018 của thành phố Hà Nội, Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, về kết quả thực hiện dự toán thu, chi ngân sách 6 tháng đầu năm 2018, ngay từ đầu năm, UBND Thành phố đã chỉ đạo các ngành, các cấp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai, thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách với việc ban hành Chương trình hành động về những nhiệm vụ, giải pháp; tăng cường thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách, đấy nhanh việc thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư năm 2018 của Thành phố.
Giám đốc Sở Tài chính Hà Minh Hải báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2018 |
Theo đó, tổng thu NSNN trên địa bàn 6 tháng đầu năm là 120.062 tỷ đồng, đạt 50,4% dự toán, tăng 19% so với cùng kỳ. Trong đó, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu: 7.362 tỷ đồng, đạt 36,6% dự toán, bằng 87,1% so với cùng kỳ, thu từ dầu thô: 1.500 tỷ đồng, đạt 80,2% dự toán, tăng 23,7% so với cùng kỳ; thu nội địa thực hiện là 111.200 tỷ đồng, đạt 51,4% dự toán, tăng 21,9% so với cùng kỳ (hầu hết các khoản thu, khu vực thu duy trì tăng trưởng so với cùng kỳ); có 10 khoản thu có tiến độ đạt khá và 7 khoản thu có tiến độ đạt thấp so với dự toán. Trong đó, đáng chú ý, thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước Trung ương 22.120 tỷ đồng, đạt 41,9% dự toán và tăng 24,9% so với cùng kỳ. Đây là năm đầu tiên khu vực DNNN trung ương tăng trưởng cao so với các năm trước...
Hoạt động của HĐND Hà Nội ngày càng hiệu quả
Báo cáo tóm tắt hoạt động của HĐND Thành phố 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2018 tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 6 HĐND Thành phố khóa XV sáng 5/7, Phó Chủ tịch HĐND TP Phùng Thị Hồng Hà cho biết, ngay đầu năm, Thường trực HĐND TP đã ban hành Chương trình công tác số 01/CTr-HĐND ngày 4/1/2018 của Thường trực, các ban và Văn phòng HĐND trong năm 2018 để cụ thể hóa theo danh mục 252 công việc trọng tâm. 6 tháng qua, đã thực hiện được 130 công việc đều theo đúng thời gian, tiến độ và đảm bảo chất lượng; triển khai kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ thường xuyên, đột xuất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Phó Chủ tịch HĐND TP Phùng Thị Hồng Hà báo cáo tóm tắt hoạt động của HĐND Thành phố 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2018 tại phiên khai mạc HĐND TP sáng 5/7 |
Thông báo về công tác tham gia xây dựng chính quyền 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018 của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ TP Bùi Anh Tuấn cho biết: Ban Thanh tra Nhân dân và Ban Giám sát đầu tư cộng đồng đã tổ chức giám sát được 6.651 cuộc, phát hiện 1221 việc vi phạm, chuyển đề xuất, kiến nghị 973 vụ cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, kiến nghị thu hồi về cho nhà nước 80.571m2 đất và 210 triệu đồng.
Trước các hội nghị PBXH, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP đã tổ chức các đoàn đi khảo sát thực tiễn bao gồm các nhà khoa học, nhà quản lý, các chuyên gia đầu ngành và đại diện cán bộ và Nhân dân chịu ảnh hưởng tác động của văn bản quy phạm pháp luật sau khi ban hành. 6 tháng đầu năm, Mặt trận cấp TP đã phản biện 3 dự thảo, gồm: Dự thảo “Quy chế quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn TP Hà Nội”; Tờ trình và dự thảo Nghị quyết “Quy định về cơ chế hỗ trợ từ ngân sách thực hiện Đề án chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học giai đoạn 2018 – 2020 trên địa bàn TP Hà Nội”; Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về “Việc quy định mức hỗ trợ vùng ảnh hưởng môi trường cho người dân khu vực xung quanh các khu vực xử lý chất thải rắn trên địa bàn TP Hà Nội”.
Ngoài ra, Ủy ban MTTQ Việt Nam các quận, huyện, thị xã đã thực hiện quy trình và tổ chức 35 hội nghị PBXH; các xã, phường, thị trấn tổ chức 478 hội nghị PBXH, chủ yếu tập trung vào: Dự thảo Nghị quyết về kinh tế - xã hội, các chuyên đề liên quan đến quyền và lợi ích của nhân dân địa phương...
Về kiến nghị, Ủy ban MTTQ TP đề nghị HĐND TP đánh giá, phân loại chất lượng đại biểu HĐND các cấp hàng năm, đồng thời thông báo đến các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân được biết và giám sát.
Ủy ban MTTQ TP kiến nghị Ủy ban MTTQ TP tiếp tục chỉ đạo ngành nông nghiệp cùng các cơ quan hữu quan tiếp tục đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, theo quy hoạch, nhất lag tập trung hình thành các vùng sản xuất có quy mô chất lượng cao…Tiếp tục tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất, lưu thông và sử dụng; tập trung chỉ đạo quyết liệt hơn để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm các dòng sông, ao, hồ trên địa bàn TP, có những biện pháp xử lý nghiêm minh đối với các tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường.
Chỉ đạo các Sở, ngành chuyên môn và UBND các quận, huyện, có nhà ở chung cư theo chức năng, nhiệm vụ chủ trì tổng hợp đề xuất giải quyết các vấn đề bức xúc tại các nhà chung cư. Tập trung chỉ đạo quyết liệt hơn nữa đối với công tác phòng chống cháy nổ; quản lý chặt chẽ hơn nữa về đất đai, trật tự xây dựng, nhất là quản lý việc cấp phép xây dựng, xử lý nghiêm đối với các trường hợp xây dựng trái phép.