Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Khám bệnh khác nơi đăng ký ban đầu trong cùng tỉnh/TP: mức hưởng BHYT thế nào?

PV
Chia sẻ Zalo

Câu hỏi:

Tôi đăng ký khám chữa bệnh (KCB) ở quận này nhưng đi KCB ở quận khác chung TP thì có được hưởng bảo hiểm y tế (BHYT) không? – Ông Trần Thế Quỳnh (Hà Nội).

BHXH Việt Nam trả lời:

Theo quy định tại Điều 22 Luật BHYT trường hợp bạn đăng ký KCB BHYT ban đầu tại quận này nhưng tự đi KCB tại cơ sở KCB ở quận khác cùng TP và thực hiện đầy đủ thủ tục KCB BHYT (xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ chứng minh nhân thân có ảnh) được quỹ BHYT thanh toán như sau:

Trường hợp Bạn đăng ký KCB BHYT ban đầu tại bệnh viện tuyến huyện/phòng khám đa khoa/trạm y tế tuyến xã:

- Đi KCB tại bệnh viện tuyến huyện/phòng khám đa khoa/trạm y tế tuyến xã được quỹ BHYT chi trả 100% chi phí KCB trong phạm vi chi trả của quỹ BHYT và mức hưởng ghi trên thẻ BHYT.

- Đi KCB tại bệnh viện tuyến tỉnh được quỹ BHYT chi trả 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi chi trả của quỹ BHYT và mức hưởng ghi trên thẻ BHYT; quỹ BHYT không thanh toán trong trường hợp KCB ngoại trú.

- Đi KCB tại bệnh viện tuyến T.Ư được quỹ BHYT chi trả 40% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi chi trả của quỹ BHYT và mức hưởng ghi trên thẻ BHYT; quỹ BHYT không thanh toán trong trường hợp KCB ngoại trú.

Trường hợp Bạn đăng ký KCB BHYT ban đầu tại bệnh viện tuyến tỉnh/trung ương:

- Đi KCB tại bệnh viện tuyến T.Ư: quỹ BHYT chi trả 40% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi chi trả của quỹ BHYT và mức hưởng ghi trên thẻ BHYT; quỹ BHYT không thanh toán trong trường hợp KCB ngoại trú.

- Đi KCB tại bệnh viện tuyến tỉnh: quỹ BHYT chi trả 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi chi trả của quỹ BHYT và mức hưởng ghi trên thẻ BHYT; quỹ BHYT không thanh toán trong trường hợp KCB ngoại trú.

- Đi KCB tại bệnh viện tuyến huyện: quỹ BHYT chi trả 100% chi phí KCB trong phạm vi chi trả của quỹ BHYT và mức hưởng ghi trên thẻ BHYT.

- Đi KCB tại phòng khám đa khoa hoặc trạm y tế xã: Không được quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB.