Khám “sức khỏe” tài chính doanh nghiệp, tìm lối đi “vượt bão” Covid-19

Khắc Kiên
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Nhằm giúp doanh nghiệp hiểu và bảo vệ được “sức khỏe” tài chính của mình, ngày 6/8, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội (Hanoisme) phối hợp với Công ty CP MISA tổ chức hội thảo trực tuyến “Hiểu chỉ số tài chính, khám sức khỏe doanh nghiệp trong thời kỳ Covid-19”.

Huyết mạch tồn tại
Tại hội thảo, các chuyên gia, quản lý và doanh nghiệp đã cùng nhau chia sẻ, thảo luận những thông tin, nội dung, phương pháp hữu ích cho doanh nghiệp về quản trị và chuyển đổi số trong quản trị doanh nghiệp. Đặc biệt là nội dung về hiểu các chỉ số tài chính, khám ''sức khỏe'' doanh nghiệp trong thời kỳ Covid-19.
Các diễn giả: Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hanoisme Mạc Quốc Anh; ông Đoàn Hữu Cảnh - Giám đốc tài chính TGI, Trưởng ngành Tài chính – Ngân hàng (Đại học Phương Đông); Tổng Giám đốc Công ty CP MISA Đinh Thị Thúy chia sẻ tại hội thảo trực tuyến. Ảnh: Hoàng Anh
Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hanoisme Mạc Quốc Anh thông tin, muốn tồn tại và tận dụng được cơ hội để phục hồi trước những tác động của dịch Covid-19, doanh nghiệp cần hoạch định một chiến lược tài chính làm “bệ đỡ” chắc chắn để triển khai các hoạt động còn lại. 
“Đây là sự kiện nằm trong chuỗi chương trình của Hanoisme phối hợp với các đơn vị, nhằm kịp thời hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp Việt trong giai đoạn dịch bệnh căng thẳng. Hội thảo với chủ đề thiết thực đã thu hút được gần 1.500 CEO, chủ doanh nghiệp trên toàn quốc tham gia trực tuyến” – ông Mạc Quốc Anh thông tin.
Khẳng định vai trò của tài chính, ông Mạc Quốc Anh nhấn mạnh, có thể nói tài chính giống như lượng máu lưu thông trong một cơ thể sống là doanh nghiệp. Dịch Covid-19 sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp, tạo ra các chỉ số tiêu cực về tài chính – những “cục máu đông” mà chủ doanh nghiệp, CEO cần phát hiện kịp thời và đưa ra giải pháp như thuốc chữa bệnh.
Đại dịch Covid-19 đang diễn biến tương đối phức tạp, chủ doanh nghiệp hiện rất vất vả trong việc vừa phòng chống dịch Covid-19, vừa duy trì sản xuất kinh doanh, nhất là triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh tập trung “3 tại chỗ” ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp.
Trong điều kiện môi trường kinh doanh khó khăn đó, việc đánh giá sức khỏe của doanh nghiệp là công việc hết sức quan trọng và cần thiết hiện nay. Để từ đó, chủ doanh nghiệp biết được rằng hiện nay chúng ta đang ở đâu, dòng tiền và nguồn vốn như thế nào, công nợ ra sao. Từ đó đưa ra các quyết định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Đồng quan điểm, diễn giả Đoàn Hữu Cảnh - Giám đốc tài chính TGI, Trưởng ngành Tài chính – Ngân hàng (Đại học Phương Đông) cho rằng, chủ doanh nghiệp, CEO không cần trực tiếp tính toán vì đã có bộ phận kế toán và công cụ phần mềm, nhưng cần hiểu ý nghĩa của các chỉ số để điều hành kịp thời. Nếu chỉ thuần nhìn vào lợi nhuận tốt nhưng quản trị dòng tiền không tốt, doanh nghiệp cũng có thể bị “đột quỵ” ngay ngày mai vì có rất nhiều rủi ro tiềm tàng. Đơn cử, không thu được nợ của các đối tác, khi mà ngay hôm sau đối tác bị phá sản, tuyên bố giải thể…
Tiết giảm chi phí, tối ưu chỉ số tài chính
Theo ông Đoàn Hữu Cảnh, khi doanh thu bị ảnh hưởng từ Covid thì doanh nghiệp cần điều chỉnh tương ứng các chỉ số khác như hàng tồn, các khoản chi phí… Bên cạnh đó, chủ doanh nghiệp, CEO phải theo dõi liên tục các chỉ số/tỷ số tài chính thì mới có thể xây dựng kịch bản ứng phó nhanh chóng. Điều này sẽ rất khó khăn, mất nhiều thời gian nếu chỉ chờ đợi báo cáo thủ công từ kế toán.
Các doanh nghiệp nên nắm bắt chỉ số tài chính để vượt qua giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của Covid-19. Ảnh: Hoàng Anh
Theo đó, có 10 chỉ tiêu/tỷ số tài chính quan trọng đánh giá hoạt động tài chính doanh nghiệp, vượt qua khó khăn trong tình hình dịch bệnh hiện nay. Cụ thể: Chỉ số doanh thu; chỉ số chi phí; chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế; chỉ số lợi nhuận biên gộp, chỉ số lợi nhuận biên; tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu (ROE); tỷ số sinh lời cơ sở (BEP); tỷ số thanh toán hiện hành; lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh; vòng quay hàng tồn kho; quản trị vốn lưu động.
Theo đánh giá của các chuyên gia, hơn 90% doanh nghiệp Việt Nam bị tác động tiêu cực vì Covid-19. Giãn cách xã hội khiến các công ty sụt giảm về năng suất, doanh số, khách hàng. Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp phải liên tục nắm bắt số liệu tài chính để đưa ra những quyết định chính xác, điều chỉnh kịp thời, vì mục tiêu “sống sót”. 
Với gần 27 năm kinh nghiệm đồng hành cùng công tác tài chính - kế toán và quản trị của hơn 170.000 doanh nghiệp, Tổng Giám đốc Công ty CP MISA Đinh Thị Thúy đã giới thiệu phần mềm quản trị kế toán MISA AMIS với các giảm pháp cung cấp chỉ tiêu/tỷ số tài chính kịp thời, chính xác cho chủ doanh nghiệp. Phần mềm này đáp ứng với mọi quy mô, lĩnh vực, ngành nghề.
MISA đã phát triển phần mềm AMIS Kế toán hoàn toàn online, và đáp ứng tất cả các nghiệp vụ cho mọi loại hình doanh nghiệp từ thương mại, dịch vụ đến xây lắp, sản xuất. Nhờ vậy, chủ doanh nghiệp, CEO sẽ luôn có được số liệu cập nhật về tài chính kể cả trong giãn cách vì kế toán có thể làm việc tại nhà hay bất cứ đâu…
Từ thực tiễn của doanh nghiệp, bà Đinh Thị Thúy cũng chỉ ra, AMIS Kế toán được đơn vị này phát triển để trở thành 1 hệ sinh thái hoàn thiện công tác quản trị tài chính – kế toán cho doanh nghiệp. Cụ thể, hệ thống kế toán được tích hợp với các hệ thống nội bộ doanh nghiệp như nhân sự, bán hàng… để ghi nhận số liệu chi phí, doanh thu tự động, đồng thời, liên kết với hệ thống bên ngoài như thuế, bảo hiểm xã hội, ký số, hóa đơn điện tử của bất kỳ đối tác nào… 
Điểm nổi trội là các số liệu cập nhật liên tục, gần như ngay lập tức và thể hiện trực quan qua các biểu đồ để chủ doanh nghiệp, CEO nắm được sự biến động cụ thể và phát hiện “điểm nóng”, điều chỉnh ngay lập tức. Đây là cơ sở để doanh nghiệp ứng biến kịp thời và giảm nhẹ tác động tiêu cực từ Covid-19 lên hoạt động doanh nghiệp. 
“Để góp phần hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, MISA đã dành tặng những món quà ý nghĩa khi giảm giá 20% phí sử dụng phần mềm AMIS Kế Toán cho các cá nhân, doanh nghiệp tham gia chương trình. MISA sẵn sàng sẻ chia và đồng hành cùng và doanh nghiệp có thể tìm hiểu thêm về phần mềm và các chính sách ưu đãi tại đây” – nữ doanh nhân thông tin.

Do tình hình các doanh nghiệp khó khăn nên lượng doanh nghiệp quan tâm đến chủ đề hội thảo còn rất lớn. Vì vậy, Hanoisme và MISA đã quyết định tiếp tục tổ chức buổi thứ 2 vào ngày 10/8/2021 tới đây, để hỗ trợ được nhiều doanh nghiệp hơn giải quyết bài toán quản trị tài chính, vượt qua thời kỳ dịch bệnh đầy thách thức này. Doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký tham gia tại đây.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần