Hiện, quận Long Biên có 67/68 trường công lập đang thực hiện chương trình ngoại ngữ (tiếng Anh) liên kết. Trong đó, có 27 trường Mầm non, 23 trường Tiểu học và 17 trường THCS. UBND quận Long Biên đã chỉ đạo các phòng GD&ĐT quận yêu cầu các tổ chức giáo dục (Trung tâm tiếng Anh) khi liên kết với các nhà trường trên địa bàn quận Long Biên phải bảo đảm các yêu cầu về pháp lý cũng như nội dung chuyên môn. Đặc biệt, công tác bổ trợ, làm quen ngoại ngữ trong các trường học chỉ tổ chức khi các trường có đủ các điều kiện và tuân theo nguyên tắc tự nguyện.
Toàn cảnh buổi làm việc của ban Văn hóa xã hội HĐND TP Hà Nội với đại diện lãnh đạo các trường và UBND quận Long Biên |
Chương trình liên kết bao gồm một giáo viên người bản ngữ và một trợ giảng là giáo viên tiếng Anh. Giáo viên nước ngoài và giáo viên tiếng Anh của nhà trường lên kế hoạch giảng dạy phù hợp. Bên cạnh công tác chuyên môn, quận cũng thực hiện tốt công tác quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình tại các trường. Theo đó, các phòng GD&ĐT tiến hành các đợt kiểm tra chuyên đề. Sau mỗi kỳ các trường lấy ý kiến khảo sát từ phía phụ huynh và học sinh…
Tại buổi làm việc, quận Long Biên cũng đã kiến nghị lên đoàn khảo sát một số nội dung quan trọng. Trong đó, các cơ quan quản lý cần ban hành những văn bản pháp lý có tính chất quy định thống nhất trên toàn hệ thống về những quy định cụ thể trong liên kết dạy và học ngoại ngữ. Tăng biên chế giáo viên dạy ngoại ngữ tại các nhà trường, đặc biệt là trường Tiểu học. Đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng dạy học ngoại ngữ như phòng học chức năng, trường học phủ sóng wifi cấu hình cao nhằm dạy được các phần mềm ngoại ngữ trực tuyến. Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ngoại ngữ…
Sáng cùng ngày, đoàn đã đi khảo sát tại trường THCS Việt Hưng, quận Long Biên. Theo đó, nhà trường thực hiện chương trình liên kết tiếng Anh với Trung tâm Ngoại ngữ Bình Minh (BME) cho học sinh ở khối 6,7 năm học 2016 – 2017. Lớp học được tổ chức trên tinh thần tự nguyện của học sinh và cha mẹ học sinh với thời khóa biểu 1 tiết/tuần cùng giáo trình và phần mềm hỗ trợ theo đúng quy định. Mức thu học phí trên mỗi học sinh là 160.000/tháng.
Tại buổi khảo sát và làm việc với đại diện lãnh đạo các trường mầm non, tiểu học, THCS và UBND quận Long Biên, Trưởng Ban Văn hóa Xã hội Trần Thế Cương ghi nhận kiến nghị tăng chỉ tiêu biên chế cho giáo viên ngoại ngữ đặc biệt là cấp Tiểu học. Chỉ tiêu về chất lượng đối với cán bộ, giáo viên sử dụng thành thạo tiếng Anh khó khi thực hiện. Đối với quận Long Biên, đánh giá cao trình độ sử dụng tiếng Anh của học sinh trên địa bàn. Học sinh tích cực tham gia các sân chơi tiếng Anh. Việc liên kết được thực hiện bài bản theo đúng quy định. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi, còn tồn tại một số hạn chế, như các trường chưa sắp xếp được thời khóa biểu trong giờ chính khóa. Các bài kiểm tra của Trung tâm ngoại ngữ chưa được thẩm định chất lượng. Kinh phí chưa đồng đều… “Quận cần thực hiện chức năng quản lý nhà nước một cách chặt chẽ, kiểm tra, thanh tra, kiểm soát thu – chi để tránh lạm thu. Chỉ đạo các cấp xây dựng đề án với đầy đủ thủ tục, hồ sơ pháp lý. Chỉ đạo các trường tổ chức khảo sát chất lượng học sinh. Rà soát trang thiết bị dạy để kịp bố trí kinh phí trang bị. Tăng cường, quan tâm, lấy ý kiến hội cha mẹ học sinh…” – ông Trần Thế Cương nhấn mạnh.
Trước những vấn đề còn tồn tại, ông Chử Xuân Dũng – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội khẳng định, sắp tới Sở GD-ĐT sẽ tổ chức khảo sát toàn thể học sinh trên toàn TP có tham gia chương trình liên kết, Sở sẽ lấy ngẫu nhiên 20% học sinh để kiểm tra. “Hiện chúng tôi đang hoàn thiện kế hoạch, dự kiến sẽ thực hiện khảo sát học sinh cuối tháng 3, đầu tháng 4. Qua việc khảo sát học sinh để biết được chất lượng học sinh học liên kết ra sao, là căn cứ kiểm tra, đánh giá việc dạy – học liên kết trong các nhà trường” - Ông Chử Xuân Dũng cho b iết.
Theo ông Chử Xuân Dũng, học liên kết là nhu cầu có thật từ học sinh, phụ huynh, chương trình liên kết mang lại hiệu quả; giáo viên Việt Nam được tiếp cận, học hỏi từ giáo viên người nước ngoài. Tuy nhiên, để chương trình phát triển, hiệu quả chất lượng, các trường quan tâm hơn nữa. Thứ 1, xây dựng cơ sở vững chắc, đáp ứng mong muốn từ phụ hunh, học sinh. “Hiệu trưởng nhà trường phải chịu trách nhiệm liên kết bổ trợ này, chứ không phải trung tâm. Hiệu trưởng không đủ năng lực quản lý, giám sát phải xem lại, phải làm rõ trách nhiệm của hiệu trưởng. Người đứng đầu nhà trường cần quan tâm kết quả của việc bổ trợ, quan tâm khảo sát đầu vào, chương trình đưa vào sau thời gian học phải biết được học sinh được gì; sở giáo dục chỉ thẩm định, cho phép chương trình vào trường, còn chương trình nào là trường lựa chọn” – ông Chử Xuân Dũng nhấn mạnh.
Trước những vấn đề còn tồn tại, ông Chử Xuân Dũng – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội khẳng định, sắp tới sẽ tổ chức khảo sát toàn thể học sinh trên toàn TP có tham gia chương trình liên kết, Sở sẽ lấy ngẫu nhiên 20% học sinh để kiểm tra. “Hiện chúng tôi đang hoàn thiện kế hoạch, dự kiến sẽ thực hiện khảo sát học sinh cuối tháng 3, đầu tháng 4. Nhà trường phải tăng cường vai trò người đứng đầu, giáo viên vào làm gì, dạy ra sao….
Chiều cùng ngày, đoàn khảo sát Ban Văn hóa Xã hội HĐND TP đã có buổi làm việc tại huyện Thanh trì công tác giảng dạy ngoại ngữ liên kết trong các trường học công lập.